Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, chống bạo lực gia đình. Theo đó, hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục, khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng sẽ bị phạt tới 8 triệu đồng.
Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021 quy định, phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sàm sỡ, quấy rối tình dục; dâm ô với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; gây rối trật tự công cộng có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…
Mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi tổ chức đánh bạc: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Số tiền phạt sẽ tăng lên, từ 10 - 20 triệu đồng với một trong các hành vi như làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền…
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục, khiêu dâm nơi công cộng bị phạt tới 8 triệu đồng |
Về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định 144/2021 nêu rõ, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30 triệu đồng, đối với tổ chức là 60 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40 triệu đồng, đối với tổ chức là 80 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.
Đặc biệt, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75 triệu đồng, với tổ chức là 150 triệu đồng.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp như buộc xin lỗi công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng; Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh…
Nghị định 144/2021 có hiệu lực từ đầu năm 2022, thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Hoa hậu Khánh Vân: “Tôi từng là nạn nhân của quấy rối tình dục” Đó là chia sẻ của Hoa hậu Khánh Vân trong đoạn clip giới thiệu bản thân được cô gửi đến Ban tổ chức cuộc thi ... |