Hầu hết các trường tư đều mang tên các danh nhân của Việt Nam và thế giới, nhằm hướng học sinh tới những lí tưởng nhân văn cao cả. Việc một số trường đặt ra các khoản thu “giữ chỗ”, rồi kiên quyết không trả dù đã có chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy họ đã lộ diện tính chất “con buôn”, tự làm méo mó hình ảnh và thương hiệu.

quyet om tien giu cho truong tu dang tu lam meo mo thuong hieu

Hầu hết các trường tư đều mang tên các danh nhân của Việt Nam và thế giới, nhằm hướng học sinh tới những lí tưởng nhân văn cao cả. Việc một số trường đặt ra các khoản thu “giữ chỗ”, rồi kiên quyết không trả dù đã có chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy họ đã lộ diện tính chất “con buôn”, tự làm méo mó hình ảnh và thương hiệu.

Mặc dù dư luận phản ứng, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, nhưng Trường Lương Thế Vinh vẫn không trả lại các khoản tiền cho phụ huynh rút hồ sơ (hơn 6 triệu đồng). Trường này đưa ra các lí do như đây là "thỏa thuận" giữa hai bên, hay chỉ chấp nhận trả lại khi tất cả các trường đều trả…

Theo thông tin trên báo Lao Động, trước chất vấn của phụ huynh liên quan tới công văn số 1353 của Sở GDĐT Hà Nội có đề cập các trường không được thu bất cứ khoản nào, một cán bộ của trường tư lí giải: “Đấy chỉ là đối với các trường công lập, còn trường tư thục thì có quyền “mặc cả” với phụ huynh trước khi thu” (?).

Các trường còn đổ lỗi cho Sở GD-ĐT Hà Nội, ra văn bản yêu cầu trả tiền làm cho tình hình loạn lên…

Tất cả, họ chỉ hướng đến mục đích là không muốn trả lại số tiền “giữ chỗ”. Thử một phép tính, với mức 10 triệu đồng/học sinh, có khoảng vài trăm học sinh rút hồ sơ mà không được trả lại, trường tư đã ẵm trọn số tiền lên tới dăm tỉ đồng. Một con số rất lớn.

Dù là trường công hay trường tư thì đều là mái trường của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên lý “Tất cả vì học sinh thân yêu”, tôn trọng và tạo điều kiện cho sự lựa chọn của học sinh, tuân thủ Luật Giáo dục và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý giáo dục.

Việc các trường tư tự đặt ra khoản tiền gọi là “giữ chỗ”, theo phân tích của các luật sư, là trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đúng ra, khi có văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, và có nhiều ý kiến phản đối, các trường phải cầu thị, tạo điều kiện cho phụ huynh rút hồ sơ và hoàn trả lại các khoản tiền đã thu (trừ lệ phí tuyển sinh).

Các trường cho rằng việc rút hồ sơ liên tục tạo ra hiện tượng học sinh ảo và làm các trường mất nguồn tuyển chất lượng cao cũng không hợp lý. Học sinh có quyền tự do lựa chọn trường. Sau một thời gian, các trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu nếu còn học sinh chưa có chỗ học. Còn chỉ với khoảng 10 triệu đồng để mong “trói chân” học sinh là không tưởng. Đó chỉ là cái cớ để lạm thu.

Đây cũng là bài học cho cơ quan quản lí, từ Bộ GD-ĐT đến Sở GD-ĐT Hà Nội, đã thiếu chặt chẽ, sâu sát trong ban hành các quy định, chế tài xử lý dẫn đến một số cơ sở giáo dục tự tung tự tác.

quyet om tien giu cho truong tu dang tu lam meo mo thuong hieu Trường tư quyết “ôm” phí giữ chỗ: Viện cớ khó khăn để trút gánh nặng lên đầu phụ huynh

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho ...

quyet om tien giu cho truong tu dang tu lam meo mo thuong hieu Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Trường tư đang tự tạo "luật chơi" riêng?

Tăng điểm chuẩn theo giờ, tặng điểm, nộp trước các khoản phí, nếu rút hồ sơ không hoàn trả… là luật chơi riêng của nhiều ...

/ https://laodong.vn