Bạn mình làm nghiên cứu giáo dục ở Mỹ, có dùng một hình ảnh rất trực quan để nói về chuyện dạy dỗ con trẻ. Đó là hình ảnh về một cái cây.
Phần rễ cây, nằm ngầm dưới đất, chính là thái độ: Thái độ sống, thái độ với thiên nhiên, với con người và các vấn đề xung quanh ta... Phần rễ này không ai nhìn thấy, nhưng lại quyết định sự sinh tồn của cái cây.
Rễ tốt thì cây khoẻ. Một đứa trẻ có thái độ tốt sẽ trở thành một con người mạnh mẽ và độc lập.
Một đứa trẻ có thái độ tốt sẽ trở thành một con người mạnh mẽ và độc lập.
Phần thân cành chính là các kỹ năng sống. Kỹ năng cứng hay mềm thì cũng như các chi cành to hay bé.
Thân cành phát triển cùng cây cũng như các kỹ năng sẽ được bồi đắp cùng thời gian. Kỹ năng càng tốt - thân cành càng chắc - thì khả năng sinh tồn của đứa trẻ sẽ càng khoẻ.
Phần lá cây chính là kiến thức. Kiến thức thì không phải là thứ bất biến, giống như lá cây mọc, rụng, rồi lại mọc theo mùa. Một cái cây tốt rễ, chắc thân cành thì lá kiểu gì cũng ổn. Ngược lại, một cái cây mà chỉ tốt lá, còn rễ non, cành yếu thì cũng chả hy vọng gì nhiều.
Thế nên xưa nay mình luôn dạy con theo kiểu chăm gốc rễ, uốn thân cành chứ chẳng bao giờ tưới lá.
Đổi mới chương trình môn văn: Có làm mất đi \'chất văn\'? Nếu giảm bớt những kiến thức liên quan đến lý luận văn học, những bài học chuyên sâu về giá trị tư tưởng và nghệ ... |
Sở GD ĐT lên tiếng về học sinh viết đơn xin không học 2 buổi/ngày Lãnh đạo Sở GD ĐT Gia Lai cho rằng, việc học sinh Trường THPT Lê Lợi viết đơn xin không học 2 buổi/ngày là do ... |
Lắng nghe để đổi mới Đồng ý lùi thời hạn triển khai chương trình, sách giáo khoa mới 1 năm- như đề xuất của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ... |
http://m.nguoiduatin.vn/-re-than-canh-va-la-a342466.html