Người thích đi bộ đường trường có thể phải trả giá bằng mạng sống khi chinh phục những cung đường nguy hiểm.
10 con đường nguy hiểm nhất nước Mỹ |
Du ngoạn dọc theo những quãng đường đẹp nhất thế giới |
Half Dome, bang California, Mỹ: Hơn 60 người đã thiệt mạng dọc tuyết đường chinh phục khối đá Half Dome. Các trường hợp tử vong phần lớn xảy ra khi bề mặt đá ướt do trời mưa. Mặc dù dây cáp thép được lắp đặt để hỗ trợ người leo núi, nhưng mưa khiến nền đường cực kỳ trơn trượt.
Núi Hóa Sơn, Trung Quốc: Lối đi dẫn tới đỉnh ngọn núi Hóa Sơn chỉ là những tấm gỗ mục trên vách đá dựng đứng cách mặt đất hàng trăm mét. Được coi là tuyến đi bộ nguy hiểm nhất thế giới, khoảng 100 người đã tử vong mỗi năm khi chinh phục ngọn núi này.
Striding Edge, Anh quốc: Đây là một trong những tuyến đi bộ đường trường khó khăn nhất ở Anh. Đoạn nguy hiểm nhất là dốc dẫn xuống Swirral Edge vì bề mặt đường rất trơn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
El Caminito del Rey, Tây Ban Nha: Con đường này rất nhỏ và nằm trên vách núi cách mặt đất khoảng 30m. Được xây dựng cách đây 10 năm, nhiều đoạn của cung đường này đã xuống cấp và trở nên cực kỳ huy hiểm với du khách. Tuyến đường đã bị đóng cửa vài năm, sau khi 4 người bị ngã xuống vực vào năm 2000.
The Maze, bang Utah, Mỹ: Mặc dù cung đường The Maze chưa cướp đi sinh mạng nào của du khách, nhưng nó vẫn là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới. Nếu tai nạn xảy ra, nhân viên cứu hộ phải mất ít nhất 3 ngày để tới hiện trường. Nguy hiểm ở đây thường đến từ lở đá và lũ quét.
Kjeragbolten, Na Uy: Mặc dù tuyến đường dẫn lên núi Kjerag không quá khó khăn, nhưng tảng đá Kjeragbolten nằm giữa hai vách núi ở độ cao 300m có thể là “bẫy tử thần” đối với du khách thích cảm giác mạnh.
Via Ferrata, Italia và Áo: Cung đường Via Ferrata được quân đội xây dựng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng chỉ là dây cáp được đính vào vách núi dốc đứng. Mặc dù không có số liệu thông kê chính thức, tuyến đường này đã khiến một số du khách phải bỏ mạng khi chinh phục nó.
Drakensberg Traverse, Nam Phi: Nhiều người được cho là đã thiệt mạng khi chinh phục con đường dài 65km này, nhưng con số chính thức không được công bố. Đoạn nguy hiểm nhất là địa điểm du khách treo lên thang dây để tới một cây cầu hẹp.
Angel\'s Landing, bang Utah, Mỹ: Tuyến đi bộ này cực kỳ nguy hiểm vì chiều rộng rất hẹp. Tại đoạn cuối, chiều rộng của con đường chỉ đủ cho một người và nằm ở độ cao hơn 300 m giữa hai vách núi dựng đứng.
Huayna Picchu Trail, Peru: Tuyến đường từ thời Incas được mạnh danh là “cầu thang địa ngục”. Mặc dù được bảo tồn nguyên vẹn, nhưng con đường này không có lan can bảo vệ và độ ẩm cao thường khiến bề mặt rất trơn trượt.
Bright Angel Trail, bang Arizona, Mỹ: Bang Arizona nổi tiếng với thời tiết rất nóng vào mùa hè, khiến lối đi Bright Angel Trail trở nên cực kỳ nguy hiểm trong thời gian này. Du khách có thể tử vong vì đau tim và mất nước.
Núi Washington, bang New Hampshire, Mỹ: Gió mạnh với vận tốc kỷ lục 371 km/giờ được ghi nhận trên núi Washington. Cùng với thời tiết lạnh, tuyến đường dẫn lên ngọn núi này đã khiến hơn 139 người chết, trong đó nhiều trường hợp bị giảm nhiệt.
Núi lửa Pacaya, Guatemala: Ngọn núi này vẫn đang hoạt động và có thể phun trào dung nham bất kỳ lúc nào. Thực tế, một đợt phun trào vào năm 2010 đã khiến 3 người thiệt mạng. Mặc dù vậy, nguy hiểm không ngăn những người mê khám phá chinh phục ngọn núi này.
Devil’s Path, New York, Mỹ: Lối đi tử thần có chiều dài 50km với 6 đỉnh núi nằm giữa các thung lũng sâu. Theo số liệu thống kê chính thức, vài người thiệt mạng tại đây mỗi năm.
Kalalau Trail, Hawaii, Mỹ: Mực nước biển dâng cao, chiều rộng hẹp, mưa lớn và lở đá là những nguyên nhân khiến cung đường Kalalau Trail trở nên nguy hiểm với người chinh phục. Trong vài năm gần đây, 1 người bị ngã xuống suối Hanahoa và 1 người tử vong do rơi xuống vực sâu.
http://danviet.vn/du-lich/run-chan-di-qua-15-cung-duong-nguy-hiem-nhat-hanh-tinh-804157.html