Hầu hết các gia đình đều cố gắng tiết kiệm điện hết sức có thể khi giá điện mới tăng thêm 8%. Thế nhưng, chỉ vì một sai lầm hết sức đơn giản này khi dùng điều hoà đã khiến tiền điện tăng gấp 3 lần.
Mọi người đều biết, điều hoà gần như đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình, nhất là vào mùa hè với thời tiết nắng nóng lên tới 39-40 độ C như hiện nay.
Thế nhưng, để không bị sốc vì cầm hoá đơn tiền điện lên đến tiền triệu, thậm chí vài triệu đồng mỗi tháng, nhiều gia đình đang cố gắp tiết kiệm điện hết sức có thể khi giá điện vừa mới tăng thêm 8%, thậm chí còn mua điều hoà công nghệ inverter ít hao tốn điện năng.
Theo đó, một số người dùng thường tắt điều hòa khi đã đủ lạnh, bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên, hành động này được lặp đi lặp lại liên tục trong quá trình dùng điều hoà và cho rằng như vậy là để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, chỉ vì thói quen hết sức đơn giản lại khiến hoá đơn tiền điện tăng chóng mặt và làm điều hoà nhanh hỏng hơn.
Bởi, theo các chuyên gia điện máy, bật/tắt điều hoà liên tục sẽ làm máy máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần và làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt khi mà nhiệt độ phòng đã tăng lên. Điều này đồng nghĩ với việc sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng lớn gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh của phòng.
Không chỉ vậy, nhiệt độ xung quanh thay đổi liên tục như vậy cũng làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, như cảm cúm hay các bệnh về đường hô hấp.
Bằng chứng, vào giữa năm 2017, một đài truyền hình của Hàn Quốc đã tiến hành thử nghiệm với hai chiếc điều hoà để trong hai căn phòng có cách bài trí giống hệt nhau. Một chiếc chạy liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ, chiếc còn lại được bật/tắt đi hai lần. Kết quả, chiếc điều hòa chạy liên tục tiêu tốn lượng điện ít hơn.
Như vậy, có thể khẳng định, bật/tắt điều hoà liên tục là một sai lầm khiến tiền điện tăng không phanh chứ không phải là cách để tiết kiệm điện như nhiều người vẫn nghĩ.
Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, hợp lý, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời khoảng 7-8 độ C là được. Nhiệt độ cài đặt cũng không nên quá thấp và nên duy trì trong khoảng từ 26 tới 28 độ C là tốt nhất cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi ra ngoài quá lâu người dùng nên tắt điều hoà để tiết kiệm điện năng. Nhưng các chuyên gia điện máy cũng khuyến cáo, với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C, khi có dự định ra ngoài trời nên tắt điều hòa của mình trước khoảng 10 phút, đồng thời mở cửa sổ và cửa chính để không khí được đối lưu. Điều này sẽ giúp cho cơ thể chúng ta thích nghi dần với nhiệt độ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ bị sốc nhiệt.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Việc thu tiền điện của EVN chưa phát hiện sai phạm “Kết quả kiểm tra sơ bộ cho tới nay thì cách tính cũng như việc thu tiền điện của EVN chưa phát hiện ra sai ... |
Hóa đơn tiền điện tăng từ 24 triệu lên 40 triệu vì 'ghi sai chỉ số' Một nhà hàng tại TP.HCM nhận được 2 thông báo tiền điện tháng 5 với số tiền chênh lớn, lần lượt là 24 triệu và ... |
Để không "sốc" khi trả hóa đơn tiền điện Nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng cao do nắng nóng và giá điện tăng khiến nhiều hộ gia đình sửng sốt khi nhận ... |
Người dân vã mồ hôi trong ma trận cách tính tiền điện sau tăng giá Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN áp dụng cách tính tiền điện mới vào giữa kỳ khiến nhiều khách hàng gặp khó trong quá ... |