“Công trình nào cũng chậm, làm tăng chi phí, đội vốn rất nhiều. Nhiều sân bay như Cát Bi, Nha Trang vừa làm xong đã xin nâng cấp. Riêng nhà ga Tân Sơn Nhất từ khi giải phóng đến giờ cải tạo 17 lần. Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ 10 năm qua cải tạo 3 lần. Chủ tịch Hà Nội than phiền với tôi, người dân nói là trong 10 năm qua, nhà của họ bị chặt ba lần rồi”.
Trong ngoặc kép là nguyên văn phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sau khi ông chỉ đạo rà soát lại “tất cả các công trình giao thông những năm qua”. Dẫu là ông vẫn kiên trì với quan điểm: “Cứ bảo nợ công cao rồi, không được đầu tư nữa thì muôn đời không phát triển được”.
Đúng đấy, thưa Bộ trưởng. Thậm chí chẳng cần khảo sát, người dân cũng có thể nhìn thấy, nghe thấy những chuyện quá vô lý trong đầu tư xây dựng cơ bản: Một tuyến đường sắt trên cao đội vốn mấy trăm phần trăm. Một mơ ước đoàn tàu chậm tiến độ nửa thập kỷ. Những trạm BOT “trải thảm một đoạn chặn thu toàn tuyến”. Một ga tàu vài chục tỷ chỉ để đón đưa dăm ba người khách. Một cái sân bay có sân golf tắc từ dưới đất tắc lên trên trời. Những khu chợ, bệnh viện bỏ hoang.
Đâu cũng chậm tiến độ. Dự án nào cũng tăng chí phí. Dự toán vốn ban đầu bị đội đến mức 3 con số phần trăm. Đội phổ biến đến mức dự toán giống như chỉ là để được thông qua.
Cứ chỉ đi lên Cát Linh, qua Cai Lậy hay vào Tân Sơn Nhất là rõ tầm nhìn, tính trì trệ, sự thiệt hơn và cả những lợi ích đang chi phối cực mạnh vào đầu tư hạ tầng.
Việt Nam phải tiếp tục đầu tư. Bởi có đầu tư mới có tăng trưởng, có phát triển. Nhưng nếu đầu tư giống như ném tiền qua cửa sổ như vậy thì phải chăng đầu tư chỉ là thuần túy là chất thêm nợ lên vai dân chúng mà những thành quả đôi khi lại chỉ trong túi những nhóm lợi ích nào đó?!
Hôm nay, Bộ trưởng tuyên bố rằng: Nhà nước sẽ chỉ đầu tư những dự án hiệu quả, có kiểm soát chứ không đầu tư ồ ạt như trước đây. Rằng, trong đầu tư: Sai thì phải sửa, thiếu thì phải thêm vào cho đủ, và làm bậy thì phải trị.
Điều đó đúng! Nhưng vẫn phải ở cách làm, ở tầm nhìn, và nhất là ở cách huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư chứ không chỉ là “đếm” quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức vào GDP để làm cơ sở cho việc tăng quy mô đầu tư, để tiện cho việc đi vay nợ.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ: “Phải rút kinh nghiệm khi lựa chọn tổng thầu” Tại buổi làm việc với Tổng thầu EPC và BQL Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận ... |
Hai tuyến metro đội vốn nghìn tỷ ở TP HCM sẽ được báo cáo Quốc hội TP HCM được yêu cầu nhanh chóng gửi văn bản cho Bộ Giao thông về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án metro ... |