Cảng hàng không quốc tế, cầu Bạch Đằng... đã đánh dấu Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước tới thời điểm này thực hiện thành công mô hình đối tác công tư PPP.
Dù là địa phương đi sau trong thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng, nhưng Quảng Ninh lại đang gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng trong hình thức đầu tư PPP. Cảng hàng không quốc tế, cầu Bạch Đằng... đã đánh dấu Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước tới thời điểm này thực hiện thành công mô hình đối tác công tư PPP. Điều đó cho thấy, việc kêu gọi vốn tư nhân vào hạ tầng tuy khó khăn, nhưng có hình thức phù hợp thì sẽ phát huy hiệu quả.
Những công trình “để đời cho con cháu”
Ngày 1/9 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng chính thức được đưa vào khai thác. Cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có chiều dài 24,6km, rộng 25m, được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, tổng vốn đầu tư 6.416 tỉ đồng.
Còn cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,4km được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức vốn 7.661 tỷ đồng.
Sau khi đưa vào hoạt động, cao tốc Hạ Long-Hải Phòng sẽ nối với cao tốc Hải Phòng-Hà Nội, giúp rút ngắn quãng đường từ TP Hạ Long đi Hà Nội từ 180km hiện nay xuống còn 130km, thời gian đi ô tô giảm từ 3,5 giờ xuống còn 1,5 giờ; rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hải Phòng từ 75km hiện nay xuống còn 25km.
Cây cầu Bạch Đằng hoành tráng hơn 7.000 tỷ đồng sắp hoàn thành
Cùng với việc giao nhà đầu tư làm sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh đang được biết đến như một hình mẫu trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng – phần việc mà hầu như trước đó chỉ dựa vào chiếc áo ngân sách eo hẹp.
Khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh nhân dịp khánh thành cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh: Đây là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước tới thời điểm này thực hiện thành công mô hình đối tác công tư PPP trong xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cầu Bạch Đằng…
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 22/2/2018 cũng đã thán phục địa phương này khi chỉ trong 1 thời gian rất ngắn khoảng 3-4 năm thôi, đã huy động xã hội hóa để làm giao thông ở Quảng Ninh. Tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 48.000 tỷ tương đương xấp xiwr 4 tỷ USD, trong đó địa phương bỏ ra tổng cộng hơn 12.000 tỷ còn lại vốn của nhà đầu tư.
“Như vậy Nhà nước chỉ cần bỏ ra khoảng 25% vốn thôi còn nhà đầu tư bỏ ra 75% là có thể hình thành công trình vĩnh cửu, để đời cho con cháu, vì đó là những công trình lớn như sân bay, cầu, quốc lộ...”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm thu hút đầu tư tư nhân, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Bất cứ quốc gia nào kể cả quốc gia phát triển nhà nước ko thể dùng ngân sách phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Việc thu hút các nguồn lực đầu tư nhất là kinh tế tư nhân nắm vai trò quan trọng.
Đường băng và nhà ga Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
Ông Nguyễn Văn Thành cho biết: Chúng tôi xác định nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, quỹ quốc tế theo các xu thế hạn chế dần bởi trong xu thế phát triển của các quốc gia. Nguồn lực từ kinh tế tư nhân nhất là kinh tế trong nước đang có những bước phát triển mạnh mẽ, có nhà đầu tư tầm nhìn chiến lược đầu tư các dự án đẳng cấp và rất quan tâm đến sự phát triển tổng thể trong địa bàn cùng nhà nước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông.
“Chúng tôi cho rằng đây là thời cơ và điệu kiện căn bản để các địa phương thu hút nguồn lực đầu tư từ kinh tế tư nhân và phát triển hạ tầng giao thông”, ông Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh.
Đột phá hạ tầng giao thông nhờ thu hút tư nhân
Việc kêu gọi tư nhân đầu tư hạ tầng như cách Quảng Ninh và nhiều địa phương khác đang làm đã giúp cải thiện diện mạo về hệ thống giao thông tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống đường, cầu thay đổi đáng kể, là điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh phát triển hạ tầng của Việt Nam.
Nhiều công trình trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...), cao tốc Hà Nội – Hải Phòng...
Vân Đồn đang thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư, việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư trong các năm qua cũng như năm 2017 là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Điều này nhằm khuyến khích và mở rộng thu hút nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và của cả nước.
Báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT" đã khẳng định: “Việc đưa vào khai thác các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam đã được cải thiện đáng kể”.
Còn đối với các nhà đầu tư, khi bỏ vốn vào lĩnh vực mới mẻ là hạ tầng, nhiều nhà đầu tư tỏ ra hài lòng với lợi nhuận đạt được từ dự án. Có dự án cả doanh thu và lợi nhuận đều vượt trội cao so với dự kiến do tốc độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (năm 2015 là 0,63%, năm 2016 là 4,74%).
Giao thông cải thiện, người dân tham gia giao thông được hưởng những dịch vụ, hàng hóa công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với một mức chi phí hợp lý. Việc rút ngắn quãng đường từ Hà Nội về Hạ Long như trên là một minh chứng rõ rệt.
Báo cáo giám sát đúc kết: “Từ kết quả và kinh nghiệm có được trong việc triển khai các dự án giao thông BOT đã khẳng định hướng đi đúng đắn của mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, cần tiếp tục được phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác; đó cũng là cơ sở để nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng: Cầu "made in Việt Nam" Bạch Đằng là đột phá đáng tự hào Phát lệnh thông xe cầu Bạch Đằng và cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Thủ tướng nhấn mạnh: “Đột phá đáng tự hào hơn ... |
Ảnh: Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay hiệu chuẩn đầu tiên Sau hơn 2 năm khởi công, sân bay Vân Đồn vừa đón chuyến bay hiệu chuẩn đầu tiên an toàn và dự kiến sẽ chính ... |
Chuyến bay đầu tiên hạ cánh ở sân bay Vân Đồn Sáng 11/7, chuyến bay hiệu chuẩn đầu tiên đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, đánh dấu cột mốc mới trong ... |
Hợp long cầu Bạch Đằng, đi Hà Nội-Quảng Ninh chỉ còn 90 phút Ngày 28-4, cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh với Hải Phòng đã được hợp long, giúp rút ngắn thời gian chạy xe ô tô từ ... |