Tử hình, tống vào tù, phạt đòn roi, tịch thu ô tô... là hình phạt mà ở một số nước đã áp dụng dành cho các lái xe sau khi say rượu gây tai nạn thảm khốc.
Trong báo cáo An toàn Đường bộ 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn giao thông trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 8, ở tất cả độ tuổi. Buồn ngủ chiếm gần 10% các vụ, các nguyên nhân khác cũng góp phần gây tai nạn như không làm chủ tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không cài dây an toàn..., trong đó say rượu lái xe dù không chiếm % lớn nhưng hậu quả nó để lại thường nặng nề.
Nhiều nước trên thế giới đã đề ra khung xử phạt riêng cho tội say rượu khi lái xe, và dựa trên mức độ nặng nhẹ của hành vi, kịch khung có thể tử hình.
Quá đà rượu bia, người suýt bị tử hình, kẻ bị tịch thu ô tô
Quốc gia được ghi nhận đầu tiên trên thế giới xử người say rượu lái xe gây tai nạn kịch khung tử hình là Trung Quốc. Ngày 14/12/2008, một vụ tai nạn ô tô liên hoàn ở Thành Đô đã khiến 4 người thiệt mạng và 1 người bị thương nặng. Nhà chức trách sau đó đã lệnh bắt giữ tài xế Sun Weiming với cáo buộc lái xe với nồng độ cồn vượt mức 168% cho phép. Ngoài ra anh còn bị điều tra tội lái xe không giấy phép, vượt tốc độ quá 120%.
Năm 2009, tòa án đã kết án tử hình cho Sun vì hành vi say rượu lái xe, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Nhưng sau đó anh này đã kháng án thành công xuống mức chung thân.
Không chỉ Trung Quốc, mà Đài Loan mới đây vừa đưa ra dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, tong đó, lái xe uống rượu gây ra tai nạn chết người là tội giết người, và có khả năng nhận mức án tử hình nếu bị xác định là cố ý. Ngoài mức án tử hình, dự thảo luật còn đề xuất tăng án tù đối với tài xế nào vi phạm nhiều lần trong 5 năm, lĩnh án chung thân nếu gây tai nạn chết người, 12 năm tù nếu gây thương tích nặng.
Hàn Quốc cũng là quốc gia áp dụng phạt tù với người say rượu lái xe. Dù chỉ uống 3 ly rượu và ngồi lên xe, người lái xe lập tức đối diện với 3 năm tù giam nếu nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, và kèm phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng).
Tại Nhật Bản, với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện bị phạt tù từ 3 -5 năm và nộp phạt từ 100-200 triệu đồng. Lái xe say rượu gây tai nạn sẽ phải ngồi tù 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.
Singapore cũng mạnh tay với tội say rượu lái xe, với mức tăng dần đều theo lần vi phạm. Lần đầu nếu nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền lên đến 85 triệu đồng và đối diện với 6 tháng tù giam.Với hành vi tái phạm, tài xế phạt tù từ 6 đến 12 tháng và phạt tiền từ 50-130 triệu đồng nếu tái phạm lần thứ 2, phạt 510 triệu đồng và 3 năm tù, tước bằng lái vĩnh viễn tái phạm lần thứ 3.
Mỹ và nhiều nước Châu Âu tập trung đánh mạnh vào tài chính của người vi phạm. Tại Mỹ, ở nhiều tiểu bang, người vi phạm uống rượu lái xe bị áp chế tài gắn thiết bị theo dõi (ống thở đo nồng độ cồn kết nối với khóa điện ô tô), tùy theo mức độ vi phạm mà thời gian gắn dài hay ngắn.
Chi phí cho án phạt có khi lên tới hàng chục ngàn USD. Tại Nga, lần đầu vi phạm nột phạt khoảng 10 triệu đồng và bị thu giữ bằng lái từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tái phạm sẽ bị phạt hơn 17 triệu đồng và thu bằng lái 3 năm. Nước Anh phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 74 triệu đồng và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Cá biệt có quốc gia như Đan Mạch, cảnh sát có quyền cách ly người say rượu khỏi xe của họ. Nếu nồng độ cồn trong máu trên 1,2mg/lít khí thở thì sẽ bị tịch thu xe, bán sung công quỹ.Costa Rica, El Salvador và Pháp cũng áp dụng hình thức cách ly phương tiện với người say rượu.
Những hình phạt lạ liên quan đến say rượu lái xe
Bên cạnh những mức phạt hà khắc, đánh mạnh vào túi tiền bợm nhậu hay tống giam thì có một số nước lại áp dụng hình phạt khá...ngộ nghĩnh.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu chót uống rượu say cầm lái và bị cảnh sát phát hiện, người phạm luật sẽ được...đi bộ về nhà dưới sự giám sát của lực lượng chức năng. Có thể đi bộ sẽ khiến họ dễ tỉnh táo trở lại hơn!?
Không gì ác mộng hơn với người ghét chính trị mà phải nghe giảng dạy trong một khóa học kéo dài 1 năm, đó là hình phạt lạ đời ở Ba Lan.
Còn tại Úc, bên cạnh phạt tiền hoặc tống giam, người say xỉn lái xe còn hứng chịu búa rìu dư luận bằng việc công khai danh tính lên các tờ báo.
Không lái xe nhưng ngồi chung với người say xỉn lái xe hoặc quan hệ vợ/chồng với người phạm tội cũng bị liên đới, đó là ở Nga và Malaysia. Người ngồi cạnh tài xế say xỉn ở Nga sẽ bị tước bằng lái vì không ngăn cản hành vi sai trái mà mình thấy. Ở Malaysia, chồng hoặc vợ bị bắt giam khi say rượu lái xe thì người còn lại cũng không tránh khỏi vòng lao lý.
Ở một số nước theo đạo hồi như UAE, Syria, Sudan, Indonesia..., say rượu lái xe sẽ bị tống vào tù, và còn phải chịu một trận đòn roi vào lưng, tay và chân.
Nhận án tử hình vì lái xe khi say rượu Tại một số quốc gia, say rượu lái xe có thể bị ghép vào khung hình sự và đối diện với án tử hình. |
Say rượu lái xe, người vi phạm bị phạt đi bộ 32 km Đi bộ 32 km, bắt giam luôn vợ/chồng của người vi phạm hay bắt buộc học chính trị 1 năm là những hình phạt say ... |
"Tài xế say rượu đã cướp đi cô giáo của con tôi" Càng thương tiếc cô giáo Trần Thị Quỳnh sau vụ tai nạn giao thông ở hầm Kim Liên, Hà Nội, nhiều người càng phẫn nộ ... |
Luật sư: Tống vào tù những "con quỷ" uống rượu lái xe, ngay cả khi chưa gây tai nạn Luật sư cho rằng, cơ quan chức năng cần phải xem xét xử lý tội danh Giết người và bỏ tù những con quỷ say ... |