Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR khẳng định việc xử lý trách nhiệm là đúng luật, Bộ GTVT bắt tay rà soát.

Đúng quy định?

Sau khi báo Đất Việt có đăng tải ý kiến băn khoăn của chuyên gia về hình thức xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân của Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) liên quan đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thời gian qua là có dấu hiệu bao che, không thỏa đáng. Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho rằng, Tổng công ty đã làm đúng quy định.

sep duong sat chi bi phe binh nghiem khac dung quy dinh

ĐBQH yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm ngành đường sắt liên quan tới các vụ tai nạn tàu thương tâm vừa qua. Ảnh: Dân trí

"Tổng công ty có quy chế xử lý trách nhiệm, có quy chế thưởng phạt an toàn, Chính phủ có Nghị định 97 quy định. Tổng công ty thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ trưởng và quy định pháp luật", ông Minh khẳng định.

Về việc này, Bộ GTVT cũng đã tiếp nhận báo cáo kết quả xử lý trách nhiệm của Tổng công ty đường sắt Việt Nam và cũng ghi nhận những bức xúc liên quan tới kết quả xử lý vi phạm tại đơn vị này.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo rà soát lại báo cáo đồng thời rà soát lại các hình thức xử lý trách nhiệm liên quan tới các cá nhânthuộc Tổng công ty nhưng cũng đồng thời thuộc Bộ quản lý để xem xét, xử lý.

"Bộ đã giao các vụ, cục rà soát báo cáo, đề xuất những cán bộ Tổng công ty thuộc Bộ quản lý để xem xét. Khi có kết quả, Bộ sẽ ra thông báo chính thức", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông tin.

Trước đó, dư luận bức xúc, lo ngại về an toàn, chất lượng của ngành đường sắt. Đặc biệt, sau khi hàng loạt sự cố tai nạn đường sắt xảy ra liên tiếp chỉ trong 1 tháng.

Đáng nói, 3/5 sự cố đều đã được xác định là do lỗi chủ quan của ngành Đường sắt gây ra, điển hình là vụ tai nạn tàu SE19 đâm ôtô tại chắn đường ngang có gác ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày 24/5, gây đổ tàu, làm 2 lái tàu thiệt mạng, 9 người khác bị thương; và vụ hai tàu đâm nhau tại ga Núi Thành.

Sau khi xác định nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, Tổng giám đốc và Phó giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) tự nhận hình thức "khiển trách". Nhưng sau khi căn cứ quy định pháp luật, và bỏ phiếu của hội đồng kỷ luật, các lãnh đạo này được chuyển xuống hình thức "phê bình nghiêm khắc". Không cá nhân nào trong trong Hội đồng thành viên VNR nhận hình thức kỷ luật.

Với tập thể, Hội đồng Thành viên VNR nhận khuyết điểm trước Bộ GTVT và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc; Ban điều hành VNR nghiêm túc nhận khuyết điểm trước hội đồng thành viên và Bộ GTVT.

ĐBQH yêu cầu xử lý nghiêm minh

Hình thức xử lý trên cũng không thuyết phục được các ĐBQH. Sự cố đường sắt thời gian qua cũng khiến ĐBQH rất lo ngại, tại các phiên chất vấn, nhiều ĐBQH đã lên tiếng đặt câu hỏi về trách nhiệm liên quan tới lĩnh vực này.

ĐBQH Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) nói thẳng, những vụ tai nạn đường sắt vừa qua là rất nghiêm trọng và đã để lại hậu quả rất lớn về cả người và của.

Ông nhấn mạnh, trách nhiệm của ngành đường sắt cần phải được xem xét và xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc.

"Ở đây là trách nhiệm của những người điều hành trực tiếp các phân đoạn đường sắt đã để xảy ra tai nạn.

Còn có trách nhiệm của những cán bộ, công nhân, viên chức chịu trách nhiệm trực ca, đóng gác chắn, bảo đảm an toàn cho đoàn tàu.

Cao hơn, là trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã buông lỏng quản lý, thiếu sát sao, giám sát để xảy ra tai nạn.

Với tất cả những gì chúng ta đang thấy, việc xem xét xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, tổ chức, tập thể liên quan là cần thiết và phải làm nghiêm khắc. Nếu Tổng công ty đường sắt Việt Nam xem xét xử lý trách nhiệm nhưng không xét hình thức kỷ luật là khó có thể chấp nhận được", ông Xuyền thẳng thắn.

"Tùy thuộc vào từng vụ việc, có thể xem xét kỷ luật cách chức, buộc thôi việc nếu xác định có lỗi chủ quan, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát của lãnh đạo để xảy ra những vụ tai nạn nói trên", ông Xuyền nói.

Cũng đồng quan điểm trên, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng không thể loại trừ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, lãnh đạo của ngành đường sắt trong các vụ tai nạn xảy ra vừa qua.

Theo ông Nhưỡng, nếu đã xác định có lỗi chủ quan của ngành đường sắt thì phải xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật.

sep duong sat chi bi phe binh nghiem khac dung quy dinh Thêm sự cố đường sắt,lại nhớ chuyện "phê bình nghiêm khắc"

Một vụ đứt toa tàu lại mới xảy ra sáng 13/6, đây là sự cố thứ 6 chỉ trong vòng 2 tháng của ngành đường ...

sep duong sat chi bi phe binh nghiem khac dung quy dinh Lãnh đạo ngành đường sắt bị "phê bình nghiêm khắc": Lạ quá

"Phê bình nghiêm khắc" không phải là hình thức kỷ luật, không phù hợp với mức độ, sai phạm nghiêm trọng trong việc để các vụ tai ...

/ http://baodatviet.vn