Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng bắt đầu siết tín dụng sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản.
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đang có động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, có 3 nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất bất động sản tăng thời gian qua và có thể còn tiếp diễn.
Siết tín dụng sẽ hạn chế bong bóng bất động sản. (Ảnh: Ngọc Vy).
Một là, thời gian qua, huy động vốn tăng chậm hơn so với tín dụng nên đây là thời điểm các ngân hàng tăng cường huy động để cân đối và đảm bảo thanh khoản nhất là dịp cuối năm.
Thứ hai, các ngân hàng đang tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn để một mặt đáp ứng yêu cầu thông tư 06 (từ tháng 1/2019 chỉ được dùng 40% thay vì 45% để cho vay trung và dài hạn như hiện nay).
Thứ ba, mặt bằng lãi suất USD đã tăng trong thời gian vừa qua và còn tăng trong năm tới (do ngân hàng Trung ương các nước nhất là FED đang tăng lãi suất), tạo áp lực lên lãi suất và tỷ giá của Việt Nam.
Xu thế tăng lãi suất này có thể sẽ khiến lãi suất cho vay bất động sản tăng theo (ở mức nhẹ, trừ khi cơ quan quản lý thay đổi chính sách quy định về trọng số rủi ro như đã nêu trên).
"Tuy nhiên, tôi hy vọng thị trường bất động sản sẽ thu hút nhiều dòng vốn khác", TS. Cấn Văn Lực cho biết.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, việc thắt chặt tín dụng nói chung và vào thị trường bất động sản năm 2019 có những tác động nhiều chiều đối với các nhà kinh doanh bất động sản thì đây là điều bất lợi vì chi phí vốn tăng qua việc lãi suất cho vay bất động sản tăng.
Đối với người mua nhà thì đó cũng không phải là điều tích cực vì lãi suất tăng sẽ hạn chế khả năng trả nợ của người dân khi mua nhà, chính vì thế nhiều người có thể không có khả năng mua nhà hoặc mua được thì cũng vất vả trả nợ.
Tuy nhiên, trên phương diện vĩ mô thì việc thắt chặt cho vay và đặc biệt cho vay bất động sản hạn chế rủi ro bong bóng bất động sản.
"Theo kinh nghiệm của tôi, bong bóng bất động sản thường xảy ra khi các ngân hàng dễ dàng cho vay với lãi suất thấp và từ đó rủi ro bong bóng xuất hiện", TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Ở chiều ngược lại, khi tín dụng bất động sản bị thắt chặt và lãi suất cao bắt buộc các nhà kinh doanh bất động sản phải hạn chế hoạt động kinh doanh bất động sản của mình. Ngay cả người mua bất động sản khi đi vay sẽ rất tính toán trong việc vay ngân hàng vì lãi suất cao.
Điều này làm cho thị trường bất động sản sẽ phát triển chậm nhưng có độ ổn định cao và tránh được bong bóng bất động sản.
"Kết luận của tôi là, tín dụng bất động sản sẽ bị siết chặt trong năm 2019 nhưng đó là điều cần thiết để thị trường bất động sản không rơi vào bong bóng bất động sản", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đẩy lùi tín dụng đen, xử lý nghiêm vi phạm đất đai Thực hiện mục tiêu tổng quát, các chỉ đạo điều hành và chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Quốc hội giao, Chính phủ ... |
Ngân hàng sẽ tung 5.000 tỷ để chặn tín dụng đen Phó thống đốc Đào Minh Tú đề nghị Agribank sớm đưa ra gói cho vay tín chấp 5.000 tỷ đồng để góp phần đẩy lùi ... |
Tín dụng đen: GĐ công ty tài chính tiết lộ thủ đoạn tinh vi Chỉ cần thỏa thuận bằng miệng, giấy viết tay về thời gian trả nợ, lãi suất, tài sản thế chấp… muốn vay bao nhiều tiền ... |
Tín dụng đen hoành hành ở Đà Nẵng Hoạt động tín dụng đen đang nở rộ khắp các quận - huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng, nhiều người vay đã sập bẫy ... |