Lười vận động, ăn uống không điều độ dịp Tết khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4-6 lần ngày thường.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay đầu năm mới, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ não.
Theo ông, thời tiết giáp Tết có sự khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam - Bắc. Trong khi các tỉnh miền Bắc rét đậm (dưới 15 độ), thì Nam Bộ lại nắng nóng. Do vậy, những người phải di chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại dịp Tết, mệt mỏi khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch khiến nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 4-6 lần.
Người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu bị tắc, vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với người cao tuổi, lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, các chức năng bị suy giảm nhiều nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết khiến đột quỵ tăng cao.
Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ khiến chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao, máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ... Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu, khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não.
Người già dễ bị đột quỵ do sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ dịp đầu năm. Ảnh: Giang Huy
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ gồm đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân...
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa mạch, rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc, uống rượu; tiền sử gia đình có bệnh đột quỵ; người bị tái phát đột quỵ lần hai... Do đó, để phòng đột quỵ ngày Tết, người bệnh cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về dùng thuốc, giữ tinh thần thoái mái, tránh stres, ăn uống điều độ, lành mạnh.
Nên ăn ít muối (không quá 5g muối một ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt... Tập thể dục và vận động thường xuyên đồng thời kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng và hạn chế rượu bia.
Thùy An
Tác giả 9x gây chú ý với quan niệm \'Làm việc đến đột quỵ để làm gì?\' Mới đây, nữ nhà văn trẻ Gari lại khiến “cộng đồng mạng” thức tỉnh với bài viết cảnh báo về việc làm việc quá sức, ... |
Cách ăn cực dễ giảm 30% nguy cơ chết sớm vì ung thư, đột quỵ Nghiên cứu được Tổ chức Y tế Thế giới ủy nhiệm phát hiện nhiều thực phẩm phổ biến và rẻ tiền có thể giúp đẩy ... |
Hà Nội rét đậm, bệnh nhân đột quỵ tăng cao Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu, tăng 20% so với ngày thường. |
Người già đột quỵ, trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp gia tăng Trong đợt rét kỷ lục kéo dài ở các tỉnh miền Bắc nhiệt độ giảm sâu khiến số người già, trẻ nhỏ nhập viện gia ... |