Nếu cho phép các Sở GDĐT ở địa phương được quyền đứng ra biên soạn sách giáo khoa riêng thì chẳng khác nào, thay vì trung ương độc quyền, nay chuyển thành địa phương độc quyền. Bản chất giáo viên vẫn chưa được tự chủ về chuyên môn, người học vẫn không có quyền được lựa chọn.
Sở soạn SGK, trường có dám tự chọn?
Theo tin từ Sở GDĐT TPHCM, hiện TP vẫn đang chờ Bộ GDĐT công bố khung chương trình chi tiết các môn học bậc phổ thông để tiến hành viết bộ sách giáo khoa (SGK) theo chương trình đổi mới.
Đây là bộ sách do Sở phối hợp với NXB Giáo Dục thực hiện. Trong đó Sở nắm vai trò quyết định về chuyên môn, giao cho đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo viên dạy giỏi thực hiện biên soạn theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Về chủ chương trương này, còn rất nhiều ý kiến băn khoăn.
Tại một buổi họp báo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GDĐT tổ chức, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - đã đưa ra quan điểm: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng không nên để Sở GDĐT tổ chức biên soạn.
Lý do là, nếu Sở làm sách thì các trường phổ thông dưới quyền Sở có dám tự lựa chọn SGK để giảng dạy theo chủ trương “mở” của Bộ GDĐT?
Nếu 63 Sở GDĐT cùng đăng ký tổ chức biên soạn SGK sẽ dẫn đến tình trạng 63 “sứ quân”, vừa khó kiểm soát, trong khi người dạy và người học vẫn chưa được quyền lựa chọn bộ sách tốt nhất cho mình.
Cần chấm dứt tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Lâu nay câu chuyện độc quyền trong biên soạn SGK đã được nhắc tới rất nhiều, thậm chí gây ra bức xúc trong dư luận.
Theo PGS-TS Hoàng Thị Tuyết – Đại học Mở TPHCM, lâu nay chỉ có một bộ SGK và yêu cầu phải bám vào đó để giảng dạy đã làm giáo viên bị mài mòn năng lực chuyên môn, học sinh không được phát huy hết năng lực sáng tạo.
Việc tiến đến thực hiện “một chương trình nhiều bộ SGK” là đúng đắn và cần thực hiện, nhưng phải trên cơ sở giáo viên được tự chủ về chuyên môn. Sở GDĐT hay mỗi nhà trường không cần thiết xem xét và cho phép sử dụng SGK nào, mà đó là quyền của người học từ sự tư vấn của người dạy.
PGS-TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII thẳng thắn: "Nếu Bộ GDĐT cho phép các Sở GD địa phương được viết SGK riêng, chẳng khác nào để các Sở vừa đá bóng vừa thổi còi, bản chất vẫn là độc quyền SGK.
Tôi không đồng ý việc này. Cơ chế thị trường là phải có cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Không thể vừa tham gia quản lý nhà nước, vừa kết hợp quản lý doanh nghiệp. Còn độc quyền SGK sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại, trong đó người chịu thiệt nhất là học sinh”.
Bà An cũng cho rằng, mục tiêu của giáo dục là phải đảm bảo lợi ích của HS, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, chứ không phải là lợi ích của người quản lý, khiến giáo dục bị thương mại hoá.
Năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 có sách giáo khoa mới Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, bắt đầu từ năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 học bộ sách giáo khoa mới. Các năm tiếp ... |
Những đề xuất cải cách giáo dục gây tranh cãi năm 2017 Cải tiến tiếng Việt, bỏ biên chế giáo viên, loại "Chí Phèo" khỏi sách giáo khoa hay giải thể hội phụ huynh là loạt đề ... |
Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: \'Tôi nghĩ một vài cuốn sách giáo khoa phải viết lại\' PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng sự xuất hiện của Bitcoin là một trong những ví ... |