Đã đến lúc quân đội Mỹ phải đối mặt sự thật, nói lời xin lỗi những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi mục đích của họ, trong đó có người dân Mỹ....

Hàng ngàn trẻ em Mỹ bị nhiễm độc chì nghi từ căn cứ Mỹ

Press TV ngày 18/8 đưa tin, theo điều tra của Reuters, trong thời gian từ năm 2011 đến 2016, khoảng 1.000 trẻ em ở các bang Georgia, Louisiana, Texas và Kentucky bị xác định nhiễm độc chì sau khi được xét nghiệm tại các bệnh viện quân sự.

Ngay lập tức, một nhóm các nhà lập pháp Mỹ, đứng đầu là các Thượng nghị sĩ Tim Kaine, David Perdue, Mark Warner và Johnny Isakson đã viết thư yêu cầu quân đội Mỹ phải có một phiên điều trần chi tiết về thực trạng nguy hiểm này.

Theo các nhà lập pháp Mỹ thì tình trạng nhiễm độc chì của khoảng 1.000 trẻ em tại các bang Georgia, Louisiana, Texas và Kentucky có liên quan đến các căn cứ của quân đội Mỹ đóng tại đây.

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi

Thượng nghị sĩ David Perdue - một trong người đi đầu yêu cầu quân Mỹ phải làm sáng tỏ việc trẻ em Mỹ nhiễm chì từ căn cứ Mỹ.

Trong bức thư gửi Thư ký Bộ quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 17/8 vừa qua, nhóm các Thượng nghị sĩ Mỹ đã nêu rõ : "Sức khỏe và sự an toàn của các binh sĩ làm nhiệm vụ và gia đình của họ là điều quan trọng nhất.

Chúng tôi yêu cầu quý vị cung cấp cho văn phòng của chúng tôi một bản tóm tắt chi tiết về phác thảo kế hoạch giảm thiểu ngay lập tức và chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình các binh sĩ.

Cùng với đó là việc cung cấp các dịch vụ điều trị y tế cho những người có khả năng đã bị ảnh hưởng trước đó, các biện pháp khắc phục lâu dài và chấm dứt lặp lại tình trạng nguy hiểm này.

Đặc biệt, quân đội Mỹ phải có đề xuất xử lý theo luật pháp hoặc hướng dẫn về mặt pháp lý các thủ tục cần thiết để buộc các nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng nguy hiểm trên".

Những nhà lập pháp Mỹ cũng cáo buộc Sở chỉ huy tại các căn cứ quân sự Mỹ "đã vi phạm luật pháp của các tiểu bang, khi không báo cáo kết quả xét nghiệm máu của các trẻ em cho cơ quan quản lý y tế của từng tiểu bang".

Trả lời báo chí sau khi kết quả điều tra cho thấy 1.000 trẻ em ở Georgia, Louisiana, Texas và Kentucky bị tiết lộ và trước sức ép của những nhà lập pháp Mỹ yêu làm rõ trắng đen vụ việc, Đại tá Kathleen Turner, phát ngôi viên quân đội Mỹ cho biết :

"Chúng tôi cam kết đảm bảo môi trường an toàn và an toàn là trên hết ở tất cả các căn cứ. Chúng tôi cung cấp chất lượng chăm sóc cao nhất cho các binh sĩ, gia đình của họ và cả những người được giao cho chúng tôi chăm sóc".

Đã đến lúc quân đội Mỹ phải đối diện sự thật và giải quyết hậu quả

Lời của người phát ngôn của quân đội Mỹ Kathleen Turner đã gây bão trong cộng đồng người dân Mỹ. Trên mạng xã hội đã có hàng loạt những lời lên án quân đội Mỹ gây tội ác cho người dân Mỹ.

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi

Kết quả xét nghiệm cho thấy hàng ngàn trẻ em Mỹ bị nhiễm chì nghi từ căn cứ Mỹ

Có những chỉ trích rằng, sau khi quân đội Mỹ mang chất độc làm hại người dân các nước như Việt Nam, Nam Tư, Afghanistan hay Iraq, thì nay họ đã làm điều đó với ngay người dân nước mình. Điều này báo trước hiệu ứng nguy hại với quân đội Mỹ.

Bởi hiện nay Serbia đang điều tra uranium nghèo có trong bom đạn mà NATO ném xuống Nam Tư năm 1999 ảnh hưỏng tới sức khoẻ cộng đồng. Quốc hội Srebia đã thành lập Uỷ ban chuyên về vấn đề này, chính thức hoạt động từ cuối tháng 8/2018.

Trao đổi với báo giới, Chủ tịch Ủy ban Darko Laketic cho biết, cuộc điều tra về cáo buộc NATO sử dụng bom đạn trong cuộc Chiến tranh Nam Tư chứa uranium nghèo gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng trong 19 năm qua bắt đầu tại thị trấn Vranje.

Khi được hỏi liệu việc điều tra có cần thiết không bởi uranium nghèo được các nước phương Tây khẳng định không gây tác hại cho sức khoẻ con người, ông Laketic đã đặt ngược lại vấn đề :

"Nếu người ta cho rằng uranium nghèo không có hại cho sức khoẻ, vậy thì tại sao họ lại phải tốn quá nhiều tiền cho việc cất giữ nó, tại sao họ không ném ra môi trường?", Balkan Insight tường thuật.

Cuộc điều tra của chính quyền Serbia được tiến hành sau khi truyền thông Serbia liên tục đang tải phân tích của các chuyên gia về gia tăng bệnh nhân ung thư ở nước này bị cho liên quan tới uranium nghèo trong bom đạn NATO ném xuống Nam Tư.

Tháng 12/2017, một nhóm gồm các luật sư, bác sĩ người Serbia và nước ngoài đã chuẩn bị hồ sơ và lên kế hoạch khởi kiện 19 thành viên NATO, vì đã cho sử dụng bom đạn có chứa uranium nghèo trong cuộc Chiến tranh Nam Tư.

Số liệu thống kê cho thấy số lượng lớn các bệnh ác tính và dị thường đã xuất hiện nhiều ở vùng hứng chịu bom đạn của NATO, nhất là thế hệ con cái”, theo chuyên gia Độc chất học thuộc Viện Y tế và Bảo vệ X quang, Radomir Kovacevic, cho biết.

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi

Người phát ngôn quân đội Mỹ Kathleen Turner

Theo các tổ chức phi chính phủ ở châu Âu, việc sử dụng vũ khí có uranium nghèo gây ra ung thư được cho là đã giết chết hàng chục binh lính Italy thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài. Quốc hội Italy cũng từng thực hiện một cuộc điều tra về vụ việc này.

Như vậy, dù khác nhau về hình thức sử dụng, song điểm chung là các loại vũ khí mà quân đội Mỹ sử dụng gây hại cho người dân không chỉ ở sức công phá, mà còn ở hậu quả từ những hoá chất nằm trong kết cấu thành phần của vũ khí Mỹ.

Khi trong kết cấu vũ khí có độc tố thì việc sử dụng, lưu giữ đều có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ cộng đồng. Đó là lý do mà các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu quân đội Mỹ phải báo cáo chi tiết việc hàng trẻ em Mỹ sống gần các căn cứ Mỹ bị nhiễm chì.

Đặc biệt nguy hại là việc che giấu sự thật của Sở chỉ huy các căn cứ quân sự Mỹ, khi không báo cáo kết quả xét nghiệm máu của các trẻ em cho cơ quan quản lý y tế của từng tiểu bang có trẻ em được xét nghiệm.

Đáng nói là vụ việc hàng ngàn trẻ em Mỹ bị nhiễm chì nghi từ căn cứ Mỹ được công bố sau khi Công ty Monsanto - cơ sở sản xuất chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam - bị thua trong vụ kiện mà sản phẩm của họ bị cho là gây nhiễm độc cho người sử dụng.

Vì vậy, hiệu ứng từ vụ việc trẻ em nhiễm chì có nguy cơ khiến quân đội Mỹ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ khi các vụ kiện của nạn nhân da cam trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn rất nóng hổi.

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi
Đã đến lúc Mỹ không thể lần lữa tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của mình

Bên cạnh đó là phản ứng tiêu cực của người dân và chính quyền các nước có căn cứ đồn trú - đặc biệt là người dân Nhật Bản - yêu cầu Mỹ rút khỏi đất nước họ, hay ngăn chặn Mỹ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ - như chính quyền Iraq.

Sự cố hàng ngàn trẻ em Mỹ bị nhiễm độc chì nghi từ căn cứ Mỹ được xem như một lời cảnh báo với chính quyền Mỹ rằng hãy nhanh chóng tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của mình - điều mà đến nay Washington vẫn lần lữa không làm, dù đã ký cam kết.

Và đã đến lúc quân đội Mỹ phải đối mặt với sự thật để dũng cảm nói lời xin lỗi đối với những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi mục đích hành động của họ - trong đó có người dân Mỹ - và nhanh chóng giải quyết hậu quả các vụ việc mà họ có liên quan.

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi Gần 80 người ngộ độc ở Sơn La: Xác định nguyên nhân ban đầu

Do uống phải nước có thuốc diệt cỏ nên gần 80 người ở bản Suối Khoáng đã bị ngộ độc. Hiện tại đã có hơn ...

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi Uống nước nhiễm độc thuốc diệt cỏ, 73 người nhập viện

73 người dân uống phải nguồn nước bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên (huyện Mộc ...

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi Bé gái nhiễm độc chì sau khi uống thuốc cam chữa loét miệng

Thấy con sốt cao, ăn kém, miệng viêm loét, gia đình cho bé uống và bôi 5 thìa thuốc cam khiến bé phải cấp cứu vì ...

soc 1000 tre em song gan can cu my nhiem doc chi Khách Trung Quốc vơ vét sữa bột hữu cơ trong siêu thị Đan Mạch

Các siêu thị Đan Mạch hạn chế số hộp sữa bột công thức hữu cơ bán ra sau khi du khách Trung Quốc ồ ạt ...

/ http://baodatviet.vn