163 triệu tài khoản Zing ID của khách hàng bị rao bán tối 26/4 trên diễn đàn nước ngoài trở thành scandal đình đám liên quan đến “ông lớn công nghệ” VNG khiến nhiều người tò mò về nhân thân của ông chủ công ty này, người vốn là cựu game thủ và là một nhà quản trị tài ba.

Ngày 26/4 vừa qua, trên diễn đàn Raidforums.com xuất hiện 1 file dữ liệu chứa 163.666.400 tài khoản Zing ID của công ty Cổ phần VNG (gọi tắt là VNG) được thành viên chia sẻ.

Thành viên này cho biết gói dữ liệu nặng 7,55GB nói trên bao gồm đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, mật khẩu, email, số điện thoại, địa chỉ, IP, tên thành phố, tên quốc gia, tên đăng nhập, mã game,… của hơn 163 triệu người dùng.

Sự kiện lập tức gây chấn động giới công nghệ và dư luận. Ngay hôm sau, ngày 27/4, VNG đã phát đi thông cáo trấn an người dùng và cho biết, sự cố rò rỉ dữ liệu này đã xuất hiện từ năm 2015, số lượng người dùng bị ảnh hưởng chủ yếu tập trung vào các khách hàng chơi game, nên phạm vi không lớn, đồng thời có 99% số tài khoản trong đó đã không hoạt động trong hơn 1 năm.

Tuy nhiên, câu trả lời này thực tế đã không nhận được sự đồng tình của cộng đồng mạng và các chuyên gia.

Người sáng lập Zalo và đưa Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam

VNG là công ty công nghệ Việt Nam, thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là VinaGame. Hiện công ty có 3 mảng sản phẩm chính: Nội dung số bao gồm tin tức, đào tạo và giải trí trực tuyến, liên kết cộng đồng và thương mại điện tử.

soi profile cua ong chu vng sau vu tai khoan zing id bi rao ban
VNG là một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam

Sau 14 năm thành lập và phát triển, doanh nghiệp đã có bước phát triển ấn tượng: Tháng 7/2004 công ty ký hợp đồng với Kingsoft (một công ty phần mềm Trung Quốc) để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200.000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.

Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123mua, cổng thông tin Zing.

Năm 2009, Vinagame đổi tên thành VNG, không chỉ đơn thuần là một công ty game mà là một công ty internet. Bên cạnh việc mua bản quyền và phát triển các trò chơi, VNG có những dịch vụ trên internet khác như Zing MP3, Zing News, Zing Chat và Zing Me.

Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản.

Năm 2012 & 2013, VNG ra mắt sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Cho đến nay ứng dụng này có khoảng 70 triệu người dùng trở thành ứng dụng đình đám nhất của VNG.

Thậm chí, Zalo đã nhanh chóng vươn ra nước ngoài khi chiếm được 3 triệu khách hàng tại Myanmar chỉ sau gần 1 năm tiếp cận thị trường.

Nhờ những thành công nói trên mà doanh nghiệp này cũng gặt hái được nhiều danh hiệu danh giá như lọt top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2017, nhiều lần được tôn vinh là một trong những môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam với số lượng nhân sự hiện tại lên tới hơn 2.000 người.

Về kết quả kinh doanh, năm 2017 VNG đạt doanh thu 4.266 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 938 tỷ đồng, tăng hơn 72% so với lợi nhuận năm 2016 và là một trong những công ty công nghệ có tình hình kinh doanh tốt nhất Việt Nam, công ty game online lớn nhất Việt Nam.

Từ chủ quán cafe internet đến ông chủ công ty doanh thu nghìn tỷ

Nói đến VNG không thể không nói đến ông chủ Lê Hồng Minh, người sáng lập và xây dựng từ những viên gạch đầu tiên.

Ông Lê Hồng Minh sinh năm 1977 tại TP.Hồ Chí Minh. Từng là một game thủ, khởi nghiệp từ việc mở một quán internet và trông coi buổi tối vào năm 2003, sau khi du học về tài chính ở Úc về (trong khi ban ngày làm nhân viên tín dụng tại quỹ đầu tư Vina Capital), ông Lê Hồng Minh đã từng bước biến tình yêu với game trở thành công việc cả đời của mình.

soi profile cua ong chu vng sau vu tai khoan zing id bi rao ban
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh

Năm 2004, ông Minh lập nên VinaGame với 5 thành viên mang theo tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.

Ông Lê Hồng Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên ký biên bản ghi nhớ với sàn chứng khoán Nasdaq, sàn chứng khoán lớn thứ hai tại Mỹ vào ngày 30/5/2017 với tham vọng đưa VNG trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên IPO tại Mỹ, nơi Apple, Microsoft, Google, Facebook, Ebay đang niêm yết cổ phiếu của mình.

soi profile cua ong chu vng sau vu tai khoan zing id bi rao ban

Ông Lê Hồng Minh (trái) và Phó Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq ký biên bản ghi nhớ hồi tháng 5/2017 về việc VNG sẽ IPO tại Mỹ (Ảnh: Zing.vn)

Cuối năm 2017, trong khi VNG lọt top 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam do Vinasa bình chọn thì ông Lê Hồng Minh cũng được hiệp hội Internet Việt Nam tôn vinh là 1 trong 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển internet của Việt Nam trong vòng 20 năm qua.

Năm 2014, cùng với việc VNG được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước ký tặng thì ông Lê Hồng Minh cũng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện ông Minh giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNG với số lượng cổ phần nắm giữ 15,31%.

Có nguồn tin cho hay, tính đến đầu năm 2016, tổng số tiền mà VNG đã chi ra để mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ lên đến trên 1.600 tỷ đồng. Mức giá mua cổ phiếu quỹ hiện đã lên đến 542.000 đồng/cp – gấp hơn 3 lần so với mức giá mua hồi năm 2011 vào khoảng 150.000 đồng/cp.

Ngoài CEO Lê Hồng Minh, VNG còn quy tụ được dàn lãnh đạo là những nhà quản trị nổi tiếng như Phó Tổng giám đốc Vương Quang Khải, người từng đoạt giải ba cuộc thi Trí tuệ Việt Nam với sản phẩm phần mềm tìm kiếm đầu tiên của người Việt hoatieu.com; Giám đốc mảng thanh toán Đặng Việt Dũng là cựu CEO của Uber Việt Nam...

Doanh nhân Cao Toàn Mỹ, người được biết đến nhiều sau vụ kiện tụng vì hợp đồng tình ái 16,5 tỷ đồng với cựu Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga cũng là một thành viên sáng lập VNG.

soi profile cua ong chu vng sau vu tai khoan zing id bi rao ban
Ông Cao Toàn Mỹ - cựu thành viên sáng lập VNG trong phiên toà xét xử vụ hợp đồng tình ái với Hoa hậu Phương Nga hồi cuối năm 2016.

Ông Cao Toàn Mỹ từng giữ vị trí Tổng giám đốc của CTCP Mạng tin học ảo Vina – Vina Cyber. Công ty này có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Mỹ sở hữu 95,25% vốn.

Năm 2004, ông Cao Toàn Mỹ cùng các ông Lê Hồng Minh, Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình đã góp 4,5 tỷ đồng để thành lập nên công ty VinaGame, tiền thân của VNG ngày nay. Trong đó, ông Mỹ góp 750 triệu đồng, tương đương 16,7% cổ phần và ông Lê Hồng Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58%.

Tuy nhiên, ông Mỹ cùng 2 thành viên sáng lập khác đã rời khỏi VNG từ khoảng đầu năm 2008. Đây cũng là khoảng thời gian mà tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào VNG. Nhiều khả năng ông Mỹ cũng như các cổ đông sáng lập khác đã thoái một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình từ thời điểm này. Dư luận cũng đồn đoán rằng ông Cao Toàn Mỹ có thể đã ôm hàng trăm tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn này.

soi profile cua ong chu vng sau vu tai khoan zing id bi rao ban Bầu Kiên ở tù kiện đòi 190 tỷ, vợ Cao Toàn Mỹ nói về hạnh phúc

Đang ở trong tù, “bầu” Kiên vẫn tiến hành kiện công ty mình từng làm sếp để đòi 190 tỷ đồng, còn đại gia Lê ...

/ nguoiduatin.vn