Được mô tả như nhà tù của nhà tù, tù biệt giam là một trải nghiệm có thể đem đến những chấn thương vĩnh viễn cho phạm nhân.

su khung khiep va nhung tac dong dang so cua tu biet giam
Một phạm nhân có bệnh tâm lý đang nhìn ra từ phòng biệt giam tại nhà tù Hampton Roads. (Ảnh: AP)

Khi các nhân viên cải huấn nói về tù biệt giam, họ thường mô tả nó giống như nhà tù của nhà tù, được thành lập vì lí do tích cực.

Còn nếu nhìn từ bên ngoài, tù biệt giam có thể được mô tả đơn giản là dành 23 giờ/ngày ở trong căn phòng có diện tích khoảng 7,5 mét vuông, nhỏ hơn cả một cái chuồng ngựa.

Trong buồng có giường, bồn rửa và toilet, ngoài ra hiếm khi có thêm thứ gì. Thức ăn được đưa qua một ô nhỏ trên cửa, mỗi ngày các phạm nhân được ra ngoài 1 tiếng để tập thể dục, nhưng cũng là tập trong một “cái chuồng” bê-tông khác.

Vào thế kỉ 20, việc ở trong phòng biệt giam thường chỉ kéo dài vài ngày, hoặc vài tuần đối với những trường hợp nghiêm trọng. Nhưng ngày nay, việc phạm nhân ở đến vài năm trong phòng biệt giam mỗi đợt đã là chuyện bình thường.

Những người ủng hộ thì cho rằng, loại hình này sẽ giúp cho nhà tù được an toàn, nhưng theo các tài liệu y học, biệt giam có thể gây nên những tổn hại nặng nề về tâm lý.

Trong một nghiên cứu trên động vật tại đại học Wisconsin từ những năm 1950, các con vật bị nhốt trong một thiết bị biệt lập khiến chúng thể hiện các triệu chứng khó chịu, nhìn chằm chằm vào khoảng không, lắc lư tại chỗ trong một thời gian dài, đi vòng vòng quanh chuồng liên tục hoặc thậm chí tự làm mình bị thương.

“Mười hai tháng bị cô lập đã gần như xóa bỏ hoàn toàn khả năng xã hội của các con vật” – nhà tâm lý học Harry Harlow cho biết.

Không có nhiều nghiên cứu tương tự được thực hiện trên con người do bị phản đối. Dù vậy, năm 1951, các nhà nghiên cứu ở đại học McGill đã trả tiền cho một nhóm nam sinh viên để họ ở trong một căn phòng nhỏ chỉ có giường, phải đeo kính và tai nghe để hạn chế cảm giác nghe nghìn, cũng như đeo găng để hạn chế xúc giác.

Kế hoạch dự định quan sát các sinh viên trong 6 tuần, nhưng không có ai vượt qua nổi quá 7 ngày. Gần như tất cả đều mất khả năng “suy nghĩ rõ ràng về bất cứ thứ gì trong bất cứ khoảng thời gian nào”, trong khi một số thậm chí bắt đầu gặp ảo giác. “Có người không nhìn thấy gì ngoài chó” – một người tham gia nghiên cứu viết.

su khung khiep va nhung tac dong dang so cua tu biet giam
Phạm nhân bị biệt giam tại nhà tù Maine. (Ảnh: PBS)

Tác động của biệt giam với phạm nhân cũng không khác là mấy. Stuart Grassian, nhà tâm lý thực hiện nghiên cứu với hàng trăm phạm nhân đã kết luận rằng biệt giam có thể gây ra các triệu chứng tâm thần điển hình như ảo giác hoảng sợ, hoang tưởng rõ ràng, khả năng kiểm soát cảm xúc giảm, mẫn cảm với các kích thích bên ngoài, gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung và ghi nhớ.

Một số mất khả năng duy trì trạng thái tỉnh táo, trong khi đó một số hình thành chứng ám ảnh. “Một phạm nhân tôi phỏng vấn đã ám ảnh với cảm giác buồn đi tiểu, anh ta gần như dành hàng giờ liền mỗi ngày chỉ để đứng trước toilet mà không thể làm gì khác ngoài tập trung vào cảm giác đó.”

Không những gây ra những tác động tâm lý, biệt giam còn khiến phạm nhân trở nên nguy hiểm hơn, trước hết là với chính họ. Các phạm nhân biệt giam được ghi nhận là có hành vi tự hủy hoại với tỉ lệ cao hơn so với phạm nhân thông thường. Tự tử cũng là một lo ngại lớn được nhắc đến. “Đối với một số người đó là cách duy nhất để ra ngoài” – một phạm nhân chia sẻ.

Các phạm nhân biệt giam cũng khó hòa nhập trở lại dù được cho cơ hội giao tiếp. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ dường như ngừng hành động theo đúng nghĩa đen.

Một nhà nghiên cứu cho biết: “Họ không ra khỏi phòng… sự thui chột khả năng xã hội, sự lo lắng khi phải tương tác với xung quanh có thể trở thành một vấn đề lớn đối với những phạm nhân dược thả khỏi phòng biệt giam, dù sau đó họ có được trở lại một cộng đồng tù nhân lớn hơn, hoặc thậm chí trở về xã hội bên ngoài nhiều kích thích hơn.”

http://vtc.vn/tu-biet-giam-noi-khiep-so-bien-pham-nhan-thanh-benh-nhan-d350021.html

/ VTC News