Cặp sư tử đá trước đền thờ Hùng Vương không rõ nguồn gốc, tạo hình không hợp thuần phong mỹ tục nên phải di dời trước ngày 10/3 Âm lịch.

Ngày 17/3/2018, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Ban quản lý di tích Đền thờ Hùng Vương (xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau), đề nghị di dời cặp sư tử đá dựng trước cổng đền trước ngày Giỗ tổ 10/3 Âm lịch.

Lý do là bởi cặp sư tử đá không có nguồn gốc rõ ràng, tạo hình cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Được biết, đây là cặp sư tử đá đặt ở Đền thờ Hùng Vương do một đơn vị bảo hiểm đặt trên địa bàn tỉnh Cà Mau tặng khoảng 1 tháng trước.

su tu ngoai lai an ngu truoc den tho hung vuong

Cặp sư tử đá án ngữ trước Đền thờ Hùng Vương, huyện Thới Bình, Cà Mau (Ảnh Giao thông).

Liên quan đến vấn đề sinh vật ngoại lai tại các khu di tích, năm 2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành công văn về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Trong đó, sư tử đá được coi là linh vật lạ, không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Tại cuộc họp sơ kết 3 năm thực hiện công văn của Bộ VHTTDL cuối năm 2017, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, những năm trước đây, nhất là hơn 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có phong trào cung tiến ồ ạt các hiện vật lạ vào các chùa chiền, đền miếu...

Năm 2014, theo khảo sát của Sở, số quận, huyện có hiện vật “lạ” là: 28/30, tổng số sư tử đá có ở di tích: 435 sư tử đá và hiện vật.

Không chỉ tại Hà Nội mà tại các địa phương khác có di tích đặc biệt có nhiều di tích đền chùa như Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh… cũng từng gặp hiện tượng “loạn” linh vật trong di tích.

Từ thực tràng đó, ông Tiến nhận định đó là sự “quan ngại về một cuộc xâm lăng, lai căng văn hóa”.

PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, sư tử là linh vật của toàn nhân loại, nhưng mỗi nước có một truyền thống riêng, phong cách riêng, phù hợp với điều kiện lịch sử và xã hội của mỗi một nước.

Ở Việt Nam, linh vật sư tử mang thần thái thể hiện là một loại linh vật biểu tượng cho sức mạnh, nhưng lại hết sức gần gũi với con người, với cộng đồng cư dân Việt. Ngắm nhìn các hình tượng sư tử Việt luôn luôn gợi được cảm giác sư tử Việt trấn giữ, tiêu diệt kẻ ác, bảo vệ điều thiện và chính nghĩa.

"Nhưng sư tử ngoại lai, nhất là sư tử phương Bắc bất kì góc độ nào đều thể hiện thần thái dữ dội, thân hình vặn vẹo, các thớ thịt nổi lên cuồn cuộn, nanh vuốt giơ lên, dáng vẻ hết sức dữ dội, nhìn vào có cảm giác sợ hãi, xa cách. Những người thiện nhìn vào cũng thấy sợ hãi thế cho nên Trung Quốc mới sử dụng để phòng tránh việc xâm phạm mồ mả.

Nhưng tự nhiên không biết vì đâu, mấy năm qua ở Việt Nam lại vô cớ ào ạt đem linh vật canh mộ của Trung Quốc về đặt ở nhà, đặt ở công sở, đặt ở di tích. Ai ai nhìn thấy cũng thấy chướng mắt" - ông Tín nói.

TS Trần Hậu Yên Thế nêu thực tế, từ năm 2006, nhiều địa phương ở Trung Quốc đã di dời cặp sư tử đá thời Minh, Thanh ra khỏi cơ quan của họ, để hình ảnh cơ quan công quyền trở nên nhẹ nhàng. Như huyện Hồ Bắc đã di dời 19 cặp sư tử đá vì bản thân những người ở đây cũng không chịu được những linh vật trợn mắt, há miệng đứng ở cổng.

"Người Việt có nhiều hình ảnh đẹp, tại sao phải vay mượn hình ảnh từ nước ngoài. Bản sắc của cơ quan, doanh nghiệp là do chính mình chứ lại lấy của công ty nước ngoài là sự xúc phạm và nhầm lẫn văn hoá.", TS Thế nói và cho hay vừa mới hôm qua, ông chụp hình đôi sư tử to bậc nhất ở Hà Nội được đặt trước cổng một công ty. Theo ông hình ảnh này là không phù hợp.

"Ở Trung Quốc, ở các ngân hàng trước đây cũng có nhiều cặp sư tử đá nhưng người ta đã đặt câu hỏi, tại sao ở cơ quan dịch vụ tài chính lại cần uy hiếp người dân? Vì vậy, họ cũng yêu cầu dẹp bỏ", TS Thế thông tin thêm.

su tu ngoai lai an ngu truoc den tho hung vuong Đặt sư tử đá ngoại lai trước cửa chỉ rước họa chứ không mang lại tài lộc

Trong khi nhiều linh vật ngoại lai đã được di dời ra khỏi các công trình di tích lịch sử thì ở các công sở, ...

su tu ngoai lai an ngu truoc den tho hung vuong Linh vật Nghê bị ra rìa, sư tử đá ngoại lai xuất hiện khắp các đình, chùa

Nghê đá, một biểu tượng linh vật của người Việt, dù có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vài chục năm nay lại đang phải ...

su tu ngoai lai an ngu truoc den tho hung vuong Chuyên gia: Đặt linh vật ngoại lai ở cơ quan là \'nhầm lẫn văn hóa\'

Theo Cục Mỹ thuật, thời gian qua nhiều di tích đã dỡ bỏ sư tử đá kiểu Trung Quốc và một số linh vật ngoại ...

/ http://baodatviet.vn