Trong vòng 11 phút mà hình ảnh clip ghi lại, có 4 ô tô con, 1 chiếc xe tải, 32 chiếc xe máy...đi qua vị trí cô gái trẻ đang nằm bất động trên hè phố, giữa đêm khuya. Tổng cộng ít nhất 38 người. Không một ai giúp đỡ.
Chỉ có một chiếc xe máy dừng lại, ngó nhìn rồi...bỏ đi.
Có lần, Tổng thống Bill Clinton tới New York và phát biểu thế này: Vụ việc gửi đến một thông điệp rùng mình về những gì đã xảy ra...nó đánh động rằng mỗi người trong chúng ta không chỉ bị hiểm nguy đe dọa mà về cơ bản còn đơn độc nữa”.
Vụ việc được Tổng thống Mỹ nhắc tới là vụ nạn nhân Kitty Genovese bị tấn công, hiếp dâm, đâm bằng dao và bỏ mặc đến chết ngay trước nhà.
Vụ tấn công ấy đã làm rúng động nước Mỹ sau một bản tin trên New York Times với mở đầu: Trong hơn nửa tiếng đồng hồ, 38 công dân nghiêm túc...đã bình thản chứng kiến tên sát nhân săn đuổi và đâm một người phụ nữ trong 3 vụ tấn công riêng lẻ. Không một người nào gọi đến cảnh sát trong suốt cuộc hành hung.
Và sự vô cảm ấy còn nguy hiểm hơn cả những cuộc tàn sát giết chóc.
Nó được gọi tên là một “hiệu ứng kẻ ngoài cuộc” trong một hành vi xã hội không ít phổ biến.
Tôi nhớ lại câu chuyện của Kitty Genovese khi xem lại clip vụ tai nạn giao thông trên một giao lộ tại quận Tân Phú, TP HCM đêm qua.
Người tài xế taxi gây tai nạn đã dừng xe, đứng nhìn nạn nhân- một đã bất tỉnh, một đang giãy đành đạch - và thản nhiên bỏ đi.
Trong vòng 11 phút mà hình ảnh clip ghi lại, có thêm 4 ô tô con, 1 chiếc xe tải, 32 chiếc xe máy, và cả 1 chiếc xe đạp đi qua vị trí cô gái trẻ đang nằm bất động trên hè phố, giữa đêm khuya. Tổng cộng ít nhất 38 người. Không một ai giúp đỡ.
Chỉ có một chiếc xe máy dừng lại, ngó nhìn rồi...bỏ đi.
Nạn nhân đã chết. Rất có thể, vì đã không được cứu chữa kịp thời.
Tại sao người lái taxi gây tai nạn không đưa nạn nhân đi cấp cứu, như yêu cầu của pháp luật, như một lẽ phải làm thuộc về trách nhiệm, và như một đạo lý?
Tại sao những người khác lại dửng dưng bỏ mặc đồng loại của mình nằm đó, không một phản ứng, dẫu chỉ là một cú điện thoại gọi cấp cứu, báo cảnh sát?
Sáng nay, tôi đọc trên mạng xã hội vô số những lý do. Nào là đêm hôm. Nào là sợ liên lụy không phải đầu cũng phải tai. Nào là thủ tục lằng nhằng cả với bệnh viện lẫn cảnh sát. Và rồi thì không khéo vạ lây vì bị buộc luôn là thủ phạm gây tai nạn.
Nhưng thật ra, mọi lý do đều chỉ là ngụy biện cho điều mà xã hội bị đã nổi sóng 60 năm trước: Sự máu lạnh ích kỷ, và được khoác áo bởi bao nhiêu những lý do tưởng là đúng.
Đúng rồi! Sự vô cảm ấy còn nguy hiểm hơn cả những cuộc tàn sát giết chóc, còn nguy hiểm hơn là tai nạn giao thông.
Người lái taxi không biết anh ấy sẽ cảm thấy thế nào nếu người thân của mình gặp nạn, và bị bỏ đó.
Trong vòng 11 phút mà hình ảnh clip ghi lại, có 4 ô tô con, 1 chiếc xe tải, 32 chiếc xe máy...đi qua vị trí cô gái trẻ đang nằm bất động trên hè phố, giữa đêm khuya. Tổng cộng ít nhất 38 người. Không một ai giúp đỡ.
Chỉ có một chiếc xe máy dừng lại, ngó nhìn rồi...bỏ đi.
Có lần, Tổng thống Bill Clinton tới New York và phát biểu thế này: Vụ việc gửi đến một thông điệp rùng mình về những gì đã xảy ra...nó đánh động rằng mỗi người trong chúng ta không chỉ bị hiểm nguy đe dọa mà về cơ bản còn đơn độc nữa”.
Vụ việc được Tổng thống Mỹ nhắc tới là vụ nạn nhân Kitty Genovese bị tấn công, hiếp dâm, đâm bằng dao và bỏ mặc đến chết ngay trước nhà.
Vụ tấn công ấy đã làm rúng động nước Mỹ sau một bản tin trên New York Times với mở đầu: Trong hơn nửa tiếng đồng hồ, 38 công dân nghiêm túc...đã bình thản chứng kiến tên sát nhân săn đuổi và đâm một người phụ nữ trong 3 vụ tấn công riêng lẻ. Không một người nào gọi đến cảnh sát trong suốt cuộc hành hung.
Và sự vô cảm ấy còn nguy hiểm hơn cả những cuộc tàn sát giết chóc.
Nó được gọi tên là một “hiệu ứng kẻ ngoài cuộc” trong một hành vi xã hội không ít phổ biến.
Tôi nhớ lại câu chuyện của Kitty Genovese khi xem lại clip vụ tai nạn giao thông trên một giao lộ tại quận Tân Phú, TP HCM đêm qua.
Người tài xế taxi gây tai nạn đã dừng xe, đứng nhìn nạn nhân- một đã bất tỉnh, một đang giãy đành đạch - và thản nhiên bỏ đi.
Trong vòng 11 phút mà hình ảnh clip ghi lại, có thêm 4 ô tô con, 1 chiếc xe tải, 32 chiếc xe máy, và cả 1 chiếc xe đạp đi qua vị trí cô gái trẻ đang nằm bất động trên hè phố, giữa đêm khuya. Tổng cộng ít nhất 38 người. Không một ai giúp đỡ.
Chỉ có một chiếc xe máy dừng lại, ngó nhìn rồi...bỏ đi.
Nạn nhân đã chết. Rất có thể, vì đã không được cứu chữa kịp thời.
Tại sao người lái taxi gây tai nạn không đưa nạn nhân đi cấp cứu, như yêu cầu của pháp luật, như một lẽ phải làm thuộc về trách nhiệm, và như một đạo lý?
Tại sao những người khác lại dửng dưng bỏ mặc đồng loại của mình nằm đó, không một phản ứng, dẫu chỉ là một cú điện thoại gọi cấp cứu, báo cảnh sát?
Sáng nay, tôi đọc trên mạng xã hội vô số những lý do. Nào là đêm hôm. Nào là sợ liên lụy không phải đầu cũng phải tai. Nào là thủ tục lằng nhằng cả với bệnh viện lẫn cảnh sát. Và rồi thì không khéo vạ lây vì bị buộc luôn là thủ phạm gây tai nạn.
Nhưng thật ra, mọi lý do đều chỉ là ngụy biện cho điều mà xã hội bị đã nổi sóng 60 năm trước: Sự máu lạnh ích kỷ, và được khoác áo bởi bao nhiêu những lý do tưởng là đúng.
Đúng rồi! Sự vô cảm ấy còn nguy hiểm hơn cả những cuộc tàn sát giết chóc, còn nguy hiểm hơn là tai nạn giao thông.
Người lái taxi không biết anh ấy sẽ cảm thấy thế nào nếu người thân của mình gặp nạn, và bị bỏ đó.
Anh Đào
Sự vô cảm trong một vụ tai nạn giao thông bên hè phố Sài Gòn Đoạn clip ghi lại hình ảnh đau lòng: một phụ nữ bị tai nạn giao thông nằm trên vỉa hè nhưng nhiều người qua lại ... |
Shipper bị 'boom' hàng tiền triệu: Những trò đùa vô cảm của người trẻ Shipper Grab bị 'boom' trà sữa hơn 1 triệu, mới đây một người giao bánh hỏi thịt nướng cũng khóc ròng khi cũng bị tương ... |
Câu hỏi về sự vô cảm trong vụ nữ sinh bị phụ xe Phương Trang sàm sỡ “Tôi sốc thật sự, mọi người phát hiện chỉ nhìn tôi xem có khóc không và nhìn tiếp viên này sau đó ngủ tiếp”, cô ... |