Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết mới nhất của báo “Lenta.ru” và kênh “Directorate 4” (ngày 16/4/2018)

Mỹ tấn công Syria (60 tin)

Bài viết cung cấp một số thông tin tương đối chi tiết về vụ tấn công tên lửa của Mỹ và Anh, Pháp vào Syria ngày thứ bảy 14/4 mới đây.

Bài tương đối dài nhưng có nhiều số liệu có thể tham khảo, mong bạn đọc nhẫn nại.

syria boc chay dieu gi thuc su da xay ra sang 144

Ảnh: Hassan Ammar / AP

Sáng thứ bảy tuần trước, 14/4, Mỹ và các đồng minh của mình đã tiến hành một đòn tấn công Syria để đáp trả việc Bashar Asad sử dụng vũ khí hóa học.

Sau đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin là lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ được hơn 70 (71 ) trong số 105 quả tên lửa đã được phóng đi.

Lầu Năm Góc cười nhạo khi nghe thông tin này và cung cấp ngay các bằng chứng cho thấy cuộc tấn công đã thành công.

Cùng thời gian đó Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Mỹ sẽ lại tấn công nếu chính quyền Damascus tái sử dụng vũ khí hóa học. Các chuyên gia của (kênh truyền hình) Directorate 4 và “Lenta.ru” xin cung cấp một số thông tin về hệ thống phòng không Syria và những gì đã xảy ra trên thực tế trong sáng ngày 14/4/2018.

Bầu trời xanh trong

Bộ đội phòng không Syria như hiện nay chính thức được thành lập từ năm 1969 – trước đó, các đơn vị phòng không nằm trong biên chế của Lục quân và Không quân Syria.

Cũng như các nước A rập khác (Ai cập, Yemen), Quân đội của nước Syria mới giành độc lập được trang bị chủ yếu là những vũ khí Xô Viết tồn lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các đơn vị phòng không được trang bị pháo phòng không thời kỳ trước chiến tranh (thế giới thứ hai) là 61-K, giai đoạn chiến tranh (là S-60) giai đoạn ngay sau chiến tranh (KS-19 mẫu thiết kế năm 1947) và tổ hợp pháo phòng không ZSU-57-2 thiết kế năm 1950.

Cùng với sự phát triển của không quân phản lực, hiệu quả tác chiến của pháo phòng không đã giảm rõ rệt. Để đối phó với các máy bay hiện đại cần có các phương tiện tương ứng- và một trong số đó là tổ hợp phòng không “Shilka”, tuy nhiên, không lâu sau đó “Shilka cũng tỏ ra bất lực trước các máy bay mới và nó được đưa sang trang bị cho lực lượng bộ binh cơ giới.

Cho đến thời điểm hiện tại, S-60 và “Shilka” vẫn được tất cả các bên tham chiến tại Syria sử dụng cho các hoạt động tác chiến trên bộ.

Trong Cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 với Israel, phần lớn các máy bay Syria đã bị phá hủy ngay tại các sân bay, Syria cũng mất cao nguyên Goland và vì thế mà một vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với giới cầm quyền Syria lúc bấy giờ là phải xây dựng một lực lượng phòng không hiện đại.

Nước duy nhất có thể cung cấp vũ khí- trang bị kỹ thuật hiện đại (cho Syria) , đó là Liên Xô.

Ngay từ năm 1968, Syria đã được cung cấp các tổ hợp S-75 đầu tiên. Vào đầu những năm 1970, Liên Xô đưa sang Syria các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn là S-125, - cho đến hiện nay S-125 vẫn đang nằm trong trang bị của Bộ đội phòng không Syria.

Để thành lập các đơn vị phòng không cơ động, Liên Xô đã cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không “Kvadrat”- tức phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”.

Tổ hợp này (Kvadrat) hiện cũng vẫn đang trực chiến. Vào đầu những năm 1980, Syria nhận các tổ hợp (tên lửa phòng không) S-200 đầu tiên và hiện nay, tổ hợp này được coi là phương tiện phòng không hiện đại nhất của Syria.

Các kíp trắc thủ Syria khai thác sử dụng các tổ hợp phòng không này được các chuyên gia Xô Viết huấn luyện. Công tác huấn luyện- đào tạo được tiến hành trên lãnh thổ Liên Xô, hoặc tại các học viện nhà trường trên đất Syria.

Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga vẫn tiếp tục hợp tác với Syria trong lĩnh vực công nghiệp - quốc phòng.

Phía Nga chịu trách nhiệm bảo dưỡng kỹ thuật và hiện đại hóa các tổ hợp S-125 và S-200. Năm 2006, hai nước đã ký hợp đồng mua bán các tổ hợp tên lửa- pháo phòng không hiện đại “Pantsir S-1”.

Các tổ hợp “Pantsir S-1” đầu tiên có mặt tại Syria năm 2008. Từ năm 2010, Nga bắt đầu cung cấp các tổ hợp “Buk-M1” và “Buk-M2”.

Mặc dù “Buk” và “Pantsir S-1” kém xa tổ hợp S-200 về cự ly bắn, nhưng chúng vẫn làm tăng đáng kể sức mạnh về chất cho hệ thống phòng không của Syria.

Lá chắn A rập

Quân số Bộ đội phòng không Syria, theo các số liệu khác nhau, dao động trong khoảng từ 20.000 đến 54.000 người.

Cự ly (bán kính tác chiến) của các phương tiện phòng không Syria cụ thể là: 20km đối với “Pantsir S-1”, gần 30 -40km đối với S-75 và S-125 và tới 240km đối với S-200VE (С-200ВЭ).

Thêm nữa, “Pantsit-S1” có thể bắn hạ các mục tiêu bay thấp – từ 15 m trên mặt đất: chính các tên lửa có cánh “làm việc” ở độ cao này.

Khu vực có mật độ các phương tiện phòng không dày đặc nhất tại Syria – đó là Damascus và vùng ngoại ô Damascus.

Ngoài các mục tiêu (cần bảo vệ) là cơ quan chính phủ, các phương tiện phòng không tại khu vực này còn bảo vệ các sân bay và căn cứ quân sự của Lục quân Syria.

Trong thành phần các phương tiện phòng không được triển khai tại khu vực này có các tổ hợp S-75, S-125, S-200, “Kub” (tức “Kvadrat”) và “Pantsir-S1”.

Những tổ hợp này được bố trí ở phía Bắc Dammascus- t rên núi Jebel Qasioun và ở phía Tây- cách Damascus 30 km, tại căn cứ phòng không “Ramadan”.

Trên thực tế thì Damascus có một lực lượng phòng không dày đặc và có chất lượng. Tuy nhiên, các mục tiêu của Quân đội Iran bố trí tại khu vực Damascus vẫn đôi khi bị Không quân Israel tấn công.

Cả núi Jebel Qasioun, cả căn cứ phòng không “Ramadan” (nơi bố trí S-200) cũng đã từng bị Không quân Israel không kích. Chính tổ hợp (trung tâm) nghiên cứu- khoa học Barzah mới bị không kích hôm 14/4 cũng nằm trong khu vực chịu trách nhiệm của các đơn vị phòng không Damascus.

syria boc chay dieu gi thuc su da xay ra sang 144 Mỹ tấn công Syria: Không còn tương lai nào cho đàm phán hòa bình?

Cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp vào Syria đã kết thúc song kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt là gây ảnh hưởng ...

syria boc chay dieu gi thuc su da xay ra sang 144 Trúng tên lửa phiến quân, trực thăng Syria bốc cháy giữa không trung

Nhóm phiến quân thân al-Qaeda dùng tên lửa phòng không bắn rơi một trực thăng của quân đội Syria gần thủ đô Damascus.

/ http://baodatviet.vn