Bộ GDĐT sắp công bố chương trình môn học mới. Theo đó, môn Ngữ văn THPT sẽ chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc. Xoay quanh nội dung này đã có nhiều ý kiến tranh luận.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục ở Trường ĐH Newcastle (Australia), về cơ bản, ông ủng hộ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, tác giả ý tưởng bỏ “Chí Phèo” khỏi SGK cho biết ông còn nhiều băn khoăn. Đặc biệt là quá trình đánh giá học sinh sẽ như thế nào, khi Chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra yêu cầu về 5 phẩm chất, 10 năng lực đòi hỏi học sinh phải đạt được, nhất là với môn Ngữ văn.
Chia sẻ về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho rằng chưa thể hiện được tính đa dạng về thể loại văn bản, giúp cho hình thành phát triển năng lực giao tiếp và 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
“Thực tế, 6 tác phẩm được chọn thì phần lớn ở thể loại thơ và 1 tác phẩm ở thể loại văn chính luận. Trong đó có đến 3 tác phẩm trùng lặp về mặt ý nghĩa đó là “Bài thơ Thần”, “Bình Ngô Đại Cáo” và “Tuyên ngôn độc lập”.
Tôi cho rằng 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới chưa thể hiện được tính đa dạng về thể loại văn bản.
Hơn nữa, việc xây dựng chương trình tiếng Việt và Ngữ văn theo định hướng phát triển 4 kỹ năng trên, thì liệu chúng ta sẽ đánh giá các năng lực của học sinh dựa trên khung đánh giá nào? Phải chăng chúng ta sẽ xây dựng dựa trên khung năng lực ngoại ngữ của Châu Âu?” – Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền đặt câu hỏi.
Ông cũng đưa ra thắc mắc, mong nhận được câu trả lời của ban soạn thảo: Tại sao chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm bắt buộc chứ không phải 5 hay 10? Cơ sở nào để chúng ta chỉ lựa chọn 6, phải chăng chúng ta chia theo bình quân chủ nghĩa, mỗi cấp học 2 tác phẩm?
Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cũng cho rằng, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là một định hướng đúng đắn, tuy nhiên cần phải xây dựng nó dựa trên những cơ sở lý luận khoa học.
Và để đổi mới giáo dục đi đến đích, theo Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền, cần hội tụ các điều kiện sau: Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nên chăng cần có một tầm nhìn rõ ràng về con người Việt Nam của thế kỷ 21, nên chăng định hình rõ một triết lý giáo dục trong bối cảnh mới làm nền tảng để xây dựng chương trình có tầm nhìn xa hơn. Thứ 2, các khái niệm đưa ra trong chương trình phổ thông cần được giải thích rõ, cụ thể và chi tiết hơn.
Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông cần chú ý sự khác biệt về trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng miền và địa phương. Và quan trọng nhất là chuẩn bị giáo viên, cũng như điều kiện, cơ sở vật chất ở mỗi trường, mỗi địa phương để thực thi chương trình này. Có như vậy quá trình thực thi mới hy vọng có những chuyển biến tích cực.
Không có chuyện bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn mới Gần đây, dư luận ồn ào về việc chương trình mới bỏ tác phẩm "Chí Phèo". Chia sẻ về điều này, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống ... |
Tranh luận “Chí Phèo” không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới Trên một diễn đàn văn học đã có cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh chủ đề: “Tại sao Chí Phèo không là tác phẩm ... |