Đó là thắc mắc của TS Nghiêm Xuân Đạt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam về cuộc thi phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận.
Ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội. Ảnh Trần Vương |
Sau hơn 8 tháng tổ chức, cuộc thi phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 đã đi đến hồi kết với 6 đơn vị lọt vào vòng chung khảo. Trong đó, không có giải nhất, 1 đơn vị đoạt được giải nhì trị giá 100.000 USD, 5 đơn vị còn lại đạt giải tham gia với số tiền thưởng, mỗi đơn vị là 25.000 USD.
Tuy nhiên có một điều khiến mọi người cảm thấy lạ lùng đó là buổi trao giải, các cơ quan báo chí không được tiếp cận một cách rộng rãi, các thông tin về phương án, ý tưởng của các đơn vị tham gia cũng rất “khan hiếm”.
TS Nghiêm Xuân Đạt cho hay, việc Hà Nội tổ chức cuộc thi ý tưởng để có được những ý kiến đóng góp để tiến tới giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm. Khi cuộc thi đã có kết quả thì nên công bố tóm tắt, chia sẻ về các ý tưởng và giải pháp của những ý tưởng đó để mọi người nắm được. Điều đó mới thể hiện được tính công khai, minh bạch cũng như có thể tiếp cận thêm các ý kiến đa chiều từ người dân, cộng đồng, chuyên gia để các ý tưởng trở nên thực tế và có điều kiện thực hiện hơn.
TS Đạt cũng cho rằng, không chỉ là các ý tưởng đạt giải cao nhất, những điểm mạnh của các ý tưởng trong cuộc thi này cũng nên được nghiên cứu, áp dụng sao cho tránh lãng phí “chất xám” nhất. Mặt khác, để những ý tưởng không chỉ trên giấy cần phải có những công bố cơ bản, đưa ra chương trình hành động và mục tiêu cụ thể. Các giải pháp này phải được đánh giá một cách khách quan và đa chiều trong các mối quan hệ giữa các nhà khoa học – nhà quản lý – cộng đồng dân cư thì mới có thể đi vào thực tế có hiệu quả được nếu không sẽ gặp phải những trở ngại và hậu quả rất lớn sau này.
(https://laodong.vn/thoi-su/tai-sao-ha-noi-khong-cong-khai-cac-giai-phap-chong-un-tac-giao-thong-563834.ldo)
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm quốc lộ 5 gây ùn tắc giao thông Nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ qua trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) vì cho rằng ... |
Hà Nội phê duyệt đề án về quản lý phương tiện giao thông Ngày 24-8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5953/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông ... |
Xây hầm chui chống kẹt xe Hàng loạt hầm chui sẽ được xây dựng với kỳ vọng giải quyết bài toán kẹt xe tại một số khu vực trên địa bàn ... |
Tài xế lại dùng tiền lẻ, BOT Tiền Giang tiếp tục xả Trạm Cai Lậy Việc xả trạm xảy ra từ lúc 16h ngày 14-8, do một nhóm tài xế đã sử dụng tiền lẻ để mua vé qua trạm, ... |