Chuyên gia Nga vừa có bài viết chỉ ra nguyên nhân khiến Nga quyết định xây dựng Hạm đội mạnh nhất thế giới tại Caspian.
Nhân đọc bài "Khó hiểu Nga xây hạm đội mạnh nhất thế giới tại Caspian" (DVO, ngày 17/8/2018) của tác giả Thùy Dung, xin được cung cấp một số thông tin phần nào giải đáp câu hỏi này qua bài phỏng vấn học giả Nga Mikhail Aleksandrov của phóng viên quen thuộc Andrey Polunhin đăng trên tờ “Svobodnaia Pressa” ngày 17/8/2018 với tiêu đề “Phân hạm đội Caspien đã trở thành công cụ kiềm chế Washington”.
Sẽ có một số thông tin trùng lặp với những bài trước có liên quan, xin bạn đọc thông cảm. Chúng tôi có bổ sung thêm bản đồ khu vực Caspian để tiện hình dung.
Trên ảnh: phóng tên lửa có cánh “Calibr” từ tàu tên lửa cỡ nhỏ Hải quân Nga trên Biển Địa Trung Hải . Ảnh chụp video / Cục báo chí và thông tin Bộ Quốc phòng LB Nga/TASS
I. Phần dẫn của Andrey Polunhin
Mới đây, ngày 15/8/2018 , trong chuyến công tác tại Daghestan (tại 2 thành phố là Makhachkala và Kaspiysk của nước cộng hòa Daghestan -ND ), Bộ trưởng quốc phòng Nga, Đại tướng Xergey Shoigu tuyên bố: “Nga sẽ xây dựng một căn cứ hải quân hoàn chỉnh tại Kaspiysk (xin xem bản đồ- ND)”.
Tiếp trích dẫn tuyên bố trên của Đại tướngXerhey Shoigu: “Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình hoàn thiện hệ thống (cơ sở hạ tầng) đóng quân của Hạm đội Caspian (thực ra theo cách phân loại của Nga, - đó là cấp phân hạm đội- nhưng xin được dùng thuật ngữ “hạm đội” quen thuộc-ND), (Hải quân Nga) đang tiến hành các công tác khảo sát để phát triển cảng Kaspiysk, đồng thời xây dựng các công trình tại cảng Makhachkala.
Các hạng mục sửa chữa lớn những tòa nhà và công trình bổ trợ dể làm nơi đóng quân cho Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 177 vừa mới được thành lập trong năm nay cũng sắp hoàn thành.
Đang xây dựng tiếp cơ sở vật chất- huấn luyện cho một cụm quân chuyên đối phó với các lực lượng và phương tiện người nhái- biệt kích”.
Chúng tôi (tác giả A. Polunhin) xin nhắc lại thông tin sau: quyết định chuyển căn cứ chính của Hạm đội Caspian (Nga) từ Astrakhan sang Kaspiysk đã được thông báo chính thức vào đầu tháng 4 năm nay.
Khi đó (tháng 4), Đại tướng X.Shoigu nhấn mạnh rằng quyết định chuyển (địa điểm đóng quân) của Hạm đội Caspian “là một quyết định quan trọng nhằm đảm bảo an ninh tại khu vực Caspian”. Nhưng khi đó ông không cho biết chi tiết lý do tại sao phải chuyển và lịch trình thực hiện kế hoạch này.
Xin nói rõ thêm một số ý liên quan: Astrakhan trở thành căn cứ chính của hạm đội Caspian (Nga) sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó Hạm đội Caspian Xô Viết được phân chia giữa các quốc gia ven biển Caspian (các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ-ND)- đó là Kazakhstan, Azerbaijan, Turmenia (Turkmenistan theo cách gọi hiện nay-ND) và Nga.
Lực lượng được chia cho Nga phải chuyển nơi đóng quân từ Bacu (thủ đô Azerbaijan) sang Makhachkala và Astrakhan (của Nga).
Những nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội Caspian Nga được xác định là bảo vệ các lợi ích của Nga trong khu vực có các mỏ dầu và tiến hành các chiến dịch chống khủng bố.
Cuối năm 2015, Bộ trưởng X.Shoigu tuyên bố khẳng định là tỷ lệ các tàu và tàu cỡ nhỏ đóng mới của Hạm đội Caspian đã được tăng lên tới 85%.
Trong biên chế của Hạm đội này có hơn 70 tàu chiến và tàu các loại, trong đó có 2 tàu tuần tiễu dự án 11661K (là các tàu “Tatarstan” và “Daghestan”), 3 tàu tên lửa cỡ nhỏ dự án 21631 (là các tàu “Grad Sviyazsk”, “Uglich”, “Veliki Uschiug”), 4 tàu pháo cỡ nhỏ dự án 21630 ( “Astrakhan”, “Volgodonsk”, Makhachkala”) và nhiều tàu khác.
Chính các tàu chiến của Hạm đội Caspian là những tàu được huy động để tiêu diệt các mục tiêu của IS trên lãnh thổ Syria bằng các tên lửa có cánh “Calibr-NK” vói tổng cộng 44 lần phóng (44 tên lửa).
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Hạm đội Caspian của Nga hiện này là một trong những binh đoàn (hải quân) có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, và còn có một số khả năng còn trội hơn, lấy ví dụ, cả Hạm đội Baltich (Nga).
Theo một số đánh giá đáng tin cậy, thì căn cứ (hải quân mới ) tại Kaspiysk sẽ bắt đầu hoạt động ngay trong cuối năm 2018, còn trong năm 2019, mọi công tác xây dựng, hoàn thiện căn cứ sẽ được hoàn tất.
Xin cung cấp thêm một số thông tin nữa : ngày 12/8/2018 mới đây, tổng thống 5 quốc gia- Nga, Iran, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan – đã chính đặt dấu chấm hết cho những cuộc tranh cãi về quy chế pháp lý của Biển Caspian.
Để có thể ký kết được Công ước (Thỏa thuận) ngày 12/8, các bên đều đã có những nhượng bộ đáng kể: Nga đồng ý không sử dụng quyền phủ quyết (không phong tỏa) dự án lắp đặt đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan sang Azerbaijan (qua biển Caspian), còn Iran cũng đồng ý từ bỏ yêu sách đòi chia biển Caspian thành 5 phần bằng nhau cho tất cả các bên – một yêu sách vốn bị các nước Caspian khác phản đối.
Nga đồng ý từ bỏ một phần quyền phủ quyết để đổi lấy việc tất cả các nước trong khu vực đều khẳng định sẽ cấm sự hiện diện quân sự của nước ngoài tại khu vực- kể cả Mỹ và các nước NATO.
Ngoài ra, Nga còn giữ được quyền cho Hạm đội Caspian của mình tự do hoạt động trên mặt nước Biển Caspian, trừ các vùng mặt nước khu vực lãnh hải và khu vực đánh bắt cá của các quốc gia khác (ven Biển Caspian).
Tại sao Kremlin lại “đặt cọc” vào Biển Caspian và Hạm đội Caspian?
II. Phần phỏng vấn:
Chuyên gia cao cấp Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova (MGIMO), Tiến sỹ khoa học chính trị Mikhail Aleksandrov.
- Điện Kremlin đã hành động rất đúng đắn khi chấp nhận từ bỏ quyền phủ quyết sáng kiến lắp đặt đường ống dẫn khi đốt qua biển Caspian (từ Turkmenistan sang Azerbaijan như đã nói ở trên-ND).
Làm ngược lại, mọi việc sẽ trở nên cực kỳ tệ hại nếu chúng ta (nước Nga) cứ tiếp tục cho phép “Gazprom” (tập đoàn khí đốt Nga) tác động lên các quyết sách đối ngoại của chúng ta.
Tôi dẫn một ví dụ cụ thể, “Gazprom” đã từng ép chính phủ Nga phải ủng hộ Ukraine và xây lắp đường ống “Dòng chảy Phương Nam” vào Bungaria- chính dự án này đã làm Nga cháy túi. Lại còn thêm dự án xây dựng “Dòng chảy Phương Bắc-2”- dự án cũng ngốn hàng đống tiền của Nga và hiện không thể biết là Nga sẽ nhận được những gì (từ các dự án đó) và vào khi nào.
Theo quan điểm của tôi, trong cả một khoảng thời gian rất dài “Gazprom” đã áp đặt quan điểm của mình cho các chương trình nghị sự của quốc gia. Và ơn Trời là trong trường hợp này, với Biển Caspian, Tập đoàn “Gazprom” phần nào đã bị gạt sang một bên và mọi việc đã có tiến triển khả quan- người ta đã không còn lẫn lộn lợi ích kinh doanh của tập đoàn với lợi ích quốc gia toàn Nga nữa.
Tất nhiên, nếu xét tư góc độ an ninh và ổn định trong khu vực- thì một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Matxcova- đó chính là quyết định không cho phép sự hiện diện quân sự của nước ngoài (các nước ngoài khu vực) tại khu vực Caspian, và thêm nữa, Nga có quyền tự do tiến hành các hoạt động quân sự trên mặt biển Caspian.
Chúng ta đã đạt được tất cả những thử đó. Và điều đó (không có sự hiện diện quân sự của nước ngoài, Hạm đội Caspian Nga tự do hoạt động) quan trọng hơn rất nhiều so với cái đường ống dẫn khí đốt có thể đi qua Biển Caspian.
Đặc biệt là nếu tính tới một thực tế là lượng khí đốt trên thị trường Châu Âu khá dồi dào, và người Mỹ cũng đã có kế hoạch thâm nhập thị trường (khí đốt) này. Nên phải nghĩ rằng người Mỹ sẽ không vui vẻ gì trước việc lại có thêm các đường ống dẫn khí đốt mới đến Châu Âu.
“SP”: Những khả năng nào trên biển Caspian có ý nghĩa quyết định đối với chúng ta (Nga)?
- Trước hết, chúng ta giữ được các tuyến giao thông kết nối mở với Iran, kể cả để vận chuyển hàng quân sự. Xét từ góc độ an ninh, chúng ta có thể chuyển đạn dược và phương tiện kỹ thuật quân sự cho Iran vào bất cứ lúc nào, nếu như Mỹ tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo này. Thêm nữa, chúng ta cũng không cần phải thực hiện các “quy trình” xin phép các quốc gia Caspian khác (để làm việc đó).
Một điểm cực kỳ quan trọng nữa- đó quyền tự do đi lại của các tàu chiến chúng ta trên toàn vùng biển Caspian. Đấy là tôi còn chưa nói tới một điều là trong trường hợp tình hình tại Turkmenistan hoặc Azerbaijan mất ổn định , chúng ta (Nga) hoàn toàn được quyền hợp pháp đi vào vùng lãnh hải của các nước này và hỗ trợ quân sự cho chính quyền hợp pháp tại các nước nói trên.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa cái điểm mấu chốt- đó là sẽ không có sự hiện diện quân sự của nước ngoài tại khu vực Caspian. Có thể nói rằng, trong vấn đề Caspian, NATO đã thở hắt ra. Nếu như Liên minh này (NATO) đã từng tính toán cách thức kiếm lợi cho mình bằng cách lợi dụng những mâu thuẫn giữa Nga với các quốc gia khác trong khu vực Caspian– thì họ (NATO) đã tính rất nhầm.
Còn nếu xét từ góc độ chiến lược của Mỹ- thì muốn đánh sụp Iran, một nhân tố cần và rất quan trọng đối với họ (người Mỹ) là sự hiện diện của Mỹ tại Caspian, nhưng đến bây giờ thì khả năng đó đã không còn có thể xảy ra.
Điểm then chốt cuối cùng- đó là- cùng với sự xuất hiện những vũ khí chiến lược phi hạt nhân của Nga như các tên lửa “Calibr” và “Kinzal”, Biển Caspian đã giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.
Bởi vì từ Biển Caspian, Hạm đội Caspian của chúng ta có thể tiến hành các đòn tấn công vào những mục tiêu trong một dải cự ly rất rộng (ở nhiều cự ly khác nhau) – tử những mục tiêu ở Trung Đông, Vịnh Ba Tư, trên Biển Đỏ và thậm chí đến cả những mục tiêu trên Biển Địa Trung Hải.
Khi hoạt động trên mặt nước của một biển kín và tương đối an toàn (Biển Caspian), các tàu của chúng ta là những mục tiêu gần như “bất khả xâm phạm” trước các đòn tấn công của đối phương. Cả tên lửa có cánh lẫn tên lửa đạn đạo đều không thể đánh đòn chính xác vào các mục tiêu đang cơ động trên biển.
Và như vậy, Hạm đội Caspian có đủ khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ tại khu vực. Đây là một khả năng có ý nghĩa cực lớn đối với Nga–nếu xét từ quan điểm Chiến lược quân sự hiện nay của chúng ta (Nga)- đó là kiềm chế Mỹ bằng phương pháp (phương tiện) phi hạt nhân.
“SP”: Tai sao lại phải chuyển căn cứ hải quân từ Astrakhan về Kaspiysk?
- Tại Kaspiysk,thứ nhất, có các điều kiện thuận lợi hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho căn cứ. Thứ hai , căn cứ hải quân mới tại Kaspiysk cho phép Hạm đội Caspian triển khai (chiến đấu) nhanh hơn.
Nếu như Hạm đội Caspian cần phải cơ dộng đến tuyến phóng tên lửa có cánh, thì bây giờ nó (Hạm đội Caspien) không cần phải vượt một quãng đường dài trên biển từ Astrakhan đến Kaspiysk nữa – cái cự ly 200- 300 km đó nhiều khi mang một ý nghĩa quyết định, nếu tính tới tầm bắn của các tên lửa.
“SP”: - Có đúng là Hạm đội Caspian đang mạnh hơn Hạm đội Baltich không?
- Trong biên chế của Hạm đội Baltich không chỉ có các tàu, mà còn có cả một hệ thống phòng thủ bờ, và cả không quân.
Chính vì vậy mà không nên và không thể nói về những điểm yếu của Hạm đội chúng ta trên Biển Baltich (Hạm đội Baltich).
Xin nhấn mạnh ý này- vào thời Liên Xô, Hạm đội Caspian thực hiện những chức năng liên quan trực tiếp đến khu vực Trung Đông, - cụ thể như trong trường hợp xảy ra xung đột tại Trung Cận Đông- thì Hạm đội này có nhiệm vụ chuyển quân của chúng ta đến Iran.
Còn bây giờ thì nó (Hạm đội Caspien) đã trở thành công cụ kiềm chế phi hạt nhân chiến lược.
Như thế có nghĩa là vai trò của Hạm đội Caspian đã được thay đổi một cách cơ bản, và như vậy –quyết định dành ưu tiên cho Biển Caspian (và Hạm đội Caspian) là một quyết định hoàn toàn hợp lý.
Đạo luật quốc phòng được ký nhanh nhất lịch sử Mỹ có thể nhằm đối phó Nga, Trung Ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD năm 2019 cho thấy Mỹ muốn tăng khả năng đối phó các đối thủ về quân sự và ... |
Lỗi hàn thép đe dọa hạm đội siêu tàu ngầm 122 tỷ đô của Mỹ Mối hàn kém chất lượng của nhà máy đóng tàu Mỹ có thể gây nguy hiểm cho các siêu tàu ngầm lớp Columbia đang được ... |