Sáng nay (10/6), với 92,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2020, theo đó tại kỳ họp thứ 9 năm 2020, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

 

tai sao quoc hoi giam sat toi cao viec phong chong xam hai tre em

Quốc hội biểu quyết thông qua Chương trình giám sát năm 2020 (ảnh quochoi.vn).

Trước đó, sáng ngày 3/6/2019, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội cùng với dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn 1 trong 2 chuyên đề do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất bằng hình thức bấm nút điện tử. Chuyên đề thứ nhất về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” đã được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn với tỷ lệ 79,13% để tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi giám sát đối với chuyên đề về trẻ em, theo đó, nên chọn tên chuyên đề là “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em”; đồng thời, cần xác định rõ phạm vi về mặt thời gian thực hiện giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tình trạng xâm hại trẻ em thời gian vừa qua đang là vấn đề nóng của xã hội, được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn nội dung chuyên đề theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm tính chuyên sâu, hiệu quả của chuyên đề và phù hợp với thời gian, nguồn lực của Quốc hội. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em mới được ban hành tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực kể từ tháng 6/2017, nên các chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục giao các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức các phiên giải trình để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Trẻ em.

Về phạm vi thời gian giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát trình Quốc hội xem xét, quyết định (vào ngày 14/6/2019).

tai sao quoc hoi giam sat toi cao viec phong chong xam hai tre em Quốc hội 'chốt' giám sát tối cao việc phòng, chống xâm hại trẻ em

Trong 447 đại biểu Quốc hội có mặt, chỉ có một đại biểu không bấm nút biểu quyết, số còn lại đều tán thành phương ...

tai sao quoc hoi giam sat toi cao viec phong chong xam hai tre em Luật sư Ngọc Nữ: 'Để bé gái 13 tuổi đóng cảnh nóng là xâm hại trẻ em'

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho rằng NSX phim "Vợ ba" đã vi phạm Luật Lao ...

tai sao quoc hoi giam sat toi cao viec phong chong xam hai tre em Đề nghị Quốc hội giám sát về tội phạm xâm hại trẻ em

Quốc hội sẽ xem xét lựa chọn việc giám sát về tội phạm xâm hại trẻ em và thực thi các hiệp định thương mại ...

tai sao quoc hoi giam sat toi cao viec phong chong xam hai tre em Vì sao Hà Nội đứng đầu số vụ xâm hại trẻ em?

Hơn 1.500 vụ xâm hại trẻ em năm 2018 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm...