Nước Úc từng phải chấp nhận đánh đổi tộc độ tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm để đổi lấy sự cân bằng trong cơ cấu tỉ trọng đầu tư FDI

Cần minh bạch cái được - mất để tránh bị thiệt

ĐBQH đoàn Bình Định Lê Công Nhường cũng bày tỏ nhiều lo lắng và đồng tình với những phân tích, nhận định của chuyên gia kinh tế - TS Bùi Trinh, khi cho rằng càng tăng trưởng GDP, nguồn lực của đất nước càng bị suy giảm nếu tăng trưởng dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tiêu dùng đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, ông chỉ ra số liệu tăng trưởng GDP bình quân theo giá hiện hành giai đoạn 2007-2017 là 22%, trong khi luồng tiền chảy ra nước ngoài thuần là 32%, từ đó làm tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP giảm từ 97,2% năm 2000 xuống 95,2% năm 2017.

tang truong gdp nho fdi can minh bach cai duoc va cai mat

Thu hút FDI và sự thật kém vui. Ảnh minh họa

Ông Nhường cho biết, từ những báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ đều cho thấy cơ cấu tăng trưởng GDP trong năm qua vẫn phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI, đặc biệt là lượng nhập khẩu hàng hóa trong năm qua của khối này tăng rất cao.

Tiếp đến là sự đóng góp tăng trưởng của khối BĐS. Đối với khối sản xuất kinh doanh trong nước thì tăng trưởng rất chậm. Do đó, ông cho rằng, phân tích cũng như những cảnh báo của TS Bùi Trinh và giới chuyên gia là cơ sở để Chính phủ và các bộ ngành quản lý nhà nước phải hết sức lưu tâm, tìm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa và thực chất hơn nữa với khối doanh nghiệp nội. Để làm được như vậy, ông Nhường cho hay, Chính phủ phải gỡ bỏ những rào cản kỹ thuật, điều chỉnh lại cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

"FDI mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều mặt trái. Muốn có được công nghệ, kỹ năng chuyên môn thì thời gian đầu chúng ta phải chấp nhận mở cửa thu hút FDI với nhiều ưu đãi và nhiều chính sách đặc thù, đó được xem như khoản học phí trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nếu học mãi mà không hấp thụ được thì không những mất vốn mà còn có thể thất thu thuế, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hay để mất công nghệ về tay nước khác.

Mấu chốt trong thu hút FDI là phải từng bước làm chủ được công nghệ, tham gia vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI chứ không chỉ bằng lòng với việc vắt kiệt sức lao động, tạo ra mấy xu lẻ từ việc gia công cái áo, cái quần và xem đó là thành quả trong thu hút FDI. Nếu thu hút FDI mà chỉ dừng lại ở việc nhận gia công, lắp ráp, thu lợi từ lao động giá rẻ thì không thể tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất trong nước phát triển", ông Nhường cảnh báo.

Thừa nhận chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đã có quá nhiều bất cập, ông Nhường cho rằng cần phải khôn ngoan hơn trong chính sách thu hút FDI, ví dụ, như đưa lộ trình thu hút cụ thể cùng với đó là những cơ chế giàng buộc rõ ràng, chặt chẽ về công nghệ.

"Tôi lấy ví dụ, thu hút trong 5 năm thì sau 5 năm đó phải buộc được doanh nghiệp FDI bàn giao lại công nghệ cho Việt Nam làm chủ.

Quan trọng nhất là trong quá trình 5 năm năm đó, các doanh nghiệp Việt phải từng bước tham gia được vào chuỗi sản xuất của họ để đến khi được bàn giao lại công nghệ thì doanh nghiệp Việt đã có thể tự làm chủ dây chuyền công nghệ, tự điều hành sản xuất và tạo ra được sản phẩm của riêng mình.

Tôi thấy, vì chính sách thu hút FDI thời gian qua không chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung sang Việt Nam đầu tư, sản xuất nhưng những khâu sản xuất công nghệ cao đều được giao cho các công ty con, doanh nghiệp Việt vẫn chỉ le ve vòng ngoài, thậm chí còn không đủ tiêu chuẩn để thực hiện gia công, lắp ráp.

Vì thế, việc thiết kế những chính sách thu hút FDI làm sao có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế rất quan trọng. Tôi cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi mô hình thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc hoặc Thái Lan, những năm qua họ đã làm rất tốt vấn đề này", ông Nhường gợi ý.

Mặc dù vậy, đại biểu Lê Công Nhường cũng ghi nhận nhiều kết quả đạt được trong quá trình thu hút FDI. Ông lấy ví dụ sự thay đổi của Trường Hải, ông cho rằng, việc tham gia lắp ráp, sản xuất của Trường Hải đang tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, sự chuyển biến đó còn quá chậm chạp, cần đẩy nhanh tiến độ hội nhập, nếu không, đến khi FDI rút đi, sẽ không còn điều kiện để thay đổi.

Trên cơ sở đó, vị đại biểu kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế đánh giá cụ thể, chi tiết kết quả thu hút FDI mà nền kinh tế đã đạt được, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định được - mất nhằm điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp.

tang truong gdp nho fdi can minh bach cai duoc va cai mat

Tăng trưởng GDP nhờ FDI và sự thật khó vui

Tăng trưởng GDP bình quân theo giá hiện hành giai đoạn 2007-2017 là 22%, trong khi luồng tiền chảy ra nước ngoài thuần là 32%.

tang truong gdp nho fdi can minh bach cai duoc va cai mat

GDP năm 2018 cao nhất trong 11 năm qua, phụ thuộc vào FDI có thật sự tốt?

Chuyên gia cho rằng tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2018 của Việt Nam đạt mức 7,08 là mức tăng trưởng vượt bậc so ...