Có thể không nhiều thì rất nhiều, gần 900.000 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp trong mùa hè nóng bỏng hôm nay có liên quan đến câu chuyện của một “thạc sĩ Grab”, hoặc con số đã trở thành kinh điển “200.000 cử nhân thất nghiệp” chừng nào mà lãng phí chất xám hay trọng dụng người tài chỉ có ý nghĩa trong báo cáo.
Có thể không nhiều thì rất nhiều, gần 900.000 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp trong mùa hè nóng bỏng hôm nay có liên quan đến câu chuyện của một “thạc sĩ Grab”, hoặc con số đã trở thành kinh điển “200.000 cử nhân thất nghiệp” chừng nào mà lãng phí chất xám hay trọng dụng người tài chỉ có ý nghĩa trong báo cáo.
Là một trong 6 cá nhân được chọn đi Mỹ du học thạc sĩ theo đề án đô thị thông minh, nhưng sau khi tốt nghiệp loại giỏi và về nước, Phạm Quốc Thái đang được phân công làm công tác... rà soát hồ sơ, nhập liệu ở Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.
PV báo Thanh Niên gặp Thái khi chàng thạc sĩ, trong bộ đồng phục Grab, đang chờ khách trên đường Cách mạng tháng tám- sau khi “tan sở”.
Câu chuyện của Thái ẩn chứa nhiều những vô lý: Học ngành kỹ thuật công trình, và “công tác” trong nghiệp “truy xuất nguồn gốc thịt heo”- một nghề nghiệp, một lĩnh vực anh hoàn toàn không được đào tạo, không có kiến thức, không một chút kinh nghiệm. Một công việc anh hẳn nhiên thua xa một chị tiểu thương- không cần biết chữ- ngoài chợ.
Có bằng thạc sĩ loại giỏi, đi theo diện đề án, nhưng mức lương 2,8 triệu đồng/tháng trong một thành phố nổi tiếng đắt đỏ khiến Thái không còn lựa chọn nào khác: chạy thêm Grab- trừ phi tiếp tục ăn bám cha mẹ cũng được coi là một “lựa chọn”.
Nhân tiện nói thêm, Grab, với việc tận dụng phương tiện đi lại hàng ngày, đã trở thành một công việc với những sinh viên đang ngồi giảng đường, với những người còn khó khăn, với những lao động thất nghiệp, và thậm chí, đó là một lựa chọn khởi nghiệp với những sinh viên ra trường có tài sản duy nhất chỉ là một tấm bằng tốt nghiệp.
Một báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội cho hay: 80% tài xế xe ôm công nghệ là sinh viên, cử nhân thất nghiệp
Năm ngoái, năm kia, năm trước nữa, trước QH, con số 200.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp luôn được chất vấn nóng như một sự nhức nhối. Và không thuyên giảm.
ĐBQH Phùng Đức Tiến thậm chí còn công khai con số có những năm quy mô đào tạo sinh viên đại học đạt con số 1.753.174 người.
“Chúng ta có trách nhiệm trong sự lãng phí nguồn nhân lực này”- Một môtíp phát biểu phổ biến.
Lãng phí thì đương nhiên rồi. Nhưng còn chúng ta là ai?
Hôm nay, gần 900.000 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp để mở cánh cổng cuộc đời. Chúng ta đang nghe, cũng rất quen, rằng: Cánh cổng trường ĐH không phải là con đường duy nhất. Nhưng thực tế cái cánh cổng ấy đang là mơ ước, là đích đến. Để sau 4 năm nữa, lại có một cánh cổng khác phải mở ra.
Và chúng ta phải có trách nhiệm mở cánh cổng ấy, để ít nhất những thạc sĩ được làm đúng những gì mà anh ấy học, để ít nhất, 200.000 cử nhân không phải khoác lên người đồng phục xanh lông nhông ngoài đường, chừng nào mà chúng ta còn nhấn mạnh đến lao động kỹ năng, đến chất xám
Góc nhìn của đại biểu Quốc hội về dầu khí Ngành Dầu khí có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng và ... |
Thế và lực của dầu khí - Góc nhìn chuyên gia Ngành Dầu khí đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: trữ lượng dầu suy giảm; cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt; ... |