Đường sá kẹt cứng xe cộ, các địa điểm du lịch chật cứng người, ồn ào, khách du lịch không tiêu xài là những hệ quả của khách TQ đem đến.
Lượng khách đến Thái Lan lớn, nhưng dùng tour "không tiêu xài"
Thái Lan hiện là điểm đến quốc tế hàng đầu đối với khách du lịch Trung Quốc. Trong năm 2017, 10 triệu khách Trung Quốc đã đến Thái Lan, tăng 1 triệu so với năm 2010 và gấp 3 lần con số của các quốc gia khác. Giới chức du lịch Thái Lan đã chờ đợi 11 triệu khách Trung Quốc trong năm 2018.
Cũng theo Hiệp hội Công ty Du lịch Thái Lan ước tính số khách Trung Quốc đến Thái Lan trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sẽ đạt 400.000 người.
Điều Thái Lan sẽ có là "cơn mưa tiền" của người Trung Quốc, nhưng việc họ phải đối diện đó là: đường sá kẹt cứng xe cộ, các địa điểm chụp ảnh đầy người, khách sạn mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu đang tăng và làm trầm trọng hóa nguy cơ phát triển quá đà.
Ngay cả những người vốn ủng hộ phát triển du lịch cũng phải cảnh báo Phuket đang tiến gần đến "điểm bùng nổ".
Khách Trung Quốc tại điểm du lịch Thái Lan. Ảnh AFP
Việc này được thể hiện rõ từ tuần lễ trước Tết Nguyên đán, Wall Street Journal miêu tả Ranai, một hòn đảo nhỏ bên ngoài Phuket, trông không khác gì bến tàu điện ngầm ở Thượng Hải vào giờ cao điểm.
Tuy nhiên, những người làm du lịch ở Phuket than phiền về những người Trung Quốc du lịch theo hình thức tour "không tiêu xài".
Đó là những người trả trước một khoản cho công ty bán tour tại Trung Quốc và tiêu xài ít ỏi tại Phuket. Các cửa hàng bán lẻ là một ngoại lệ nơi du khách sẽ vung tiền thoải mái nhưng chúng thường do người Trung Quốc làm chủ và doanh thu chảy ngược về Trung Quốc.
Một số nhóm tour còn mang theo hướng dẫn viên của riêng họ và kéo theo sự phản đối từ những người địa phương. Giới chức Thái Lan đã bắt giữ khoảng 200 hướng dẫn viên Trung Quốc làm việc không có giấy phép tại Phuket trong vài năm qua. Dù vậy, số hướng dẫn viên Trung Quốc cứ tăng lên theo lượng khách đến.
Bài học nhãn tiền của Malpes, Hàn Quốc
Malpes là một bài học nhãn tiền. Nước này trở thành điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc khi cơn sốt du lịch của người Trung Quốc bắt đầu bùng nổ. Malpes đầu tư lớn vào các khu nghỉ dưỡng của họ để đón đầu làn sóng này.
Thế nhưng, đến năm 2014, số người Trung Quốc đến Malpes đột ngột giảm và gây nên cú sốc đối với đất nước phụ thuộc lớn vào du lịch như Malpes.
Hàn Quốc cũng từng là điểm đến yêu thích của người Trung Quốc cho đến năm 2016, khi căng thẳng chính trị Hàn - Trung đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành du lịch nước này.
Một du khách Trung Quốc chụp ảnh cùng vũ công Thái Lan. Ảnh AFP
Hay tại Thái Lan lượng du khách Trung Quốc viếng thăm từng giảm trong một thời gian ngắn trong năm 2016. Điều này xảy ra sau hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội của người Thái than phiền về hành vi xấu của khách đi tour Trung Quốc và việc giới chức Thái Lan tìm cách hạn chế các "tour không đồng" đến nước họ.
Dù vậy, giới chức Thái Lan, "hoảng hồn" trước lượng khách giảm, đã nhanh chóng tìm cách khôi phục đà tăng trưởng.
Việt Nam cần học hỏi những gì?
Thực tế hồi tháng 7/2017, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post-SCMP), Paris (Pháp) sẽ thua Hà Nội ở số lượng khách du lịch Trung Quốc trong năm 2020.
Một chính sách của chính quyền Trung Quốc, cho phép du khách ngoại quốc qua cửa khẩu Móng Cái để vào Đông Nam Á.
Theo thông tấn xã Xinhua, điều này cũng thúc đẩy du lịch (với 4,66 triệu người qua biên giới Trung Quốc) Việt Nam vào nửa đầu năm nay tăng gần 42% so với năm 2016.
Thế nhưng, theo Tổng cục du lịch, mặt trái của lượng khách tăng là xuất hiện một lượng khách đi theo tour giá rẻ thậm chí tour 0 đồng.
Khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam
Tour 0 đồng, tour âm đồng là tour mà công ty đón khách không thu bất kỳ một chi phí nào, thậm chí trả tiền ngược lại cho các công ty gửi khách. Sau đó, thông qua các hình thức như chăn dắt khách đi mua sắm hay bán thêm các chương trình, dịch vụ tại điểm đến các doanh nghiệp du lịch sẽ bù lại phần chi phí đầu vào gồm khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển và phí visa.
Khách du lịch đi theo tour 0 đồng, giá rẻ khiến cho chính quyền địa phương, các nhà quản lý, doanh nghiệp quan ngại về chất lượng dịch vụ, hình ảnh điểm đến và nguồn thuế thất thu.
Một hệ quả đáng quan ngại đó nữa là khách Trung Quốc tăng mạnh thì lượng khách đến từ châu Âu cũng giảm mạnh. Cụ thể, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa từng thống kê khách Trung Quốc và Nga đến Nha Trang tiếp tục tăng, nhưng các thị trường truyền thống như Pháp, Mỹ, Nhật Bản giảm đáng kể.
Lý giải cho việc trên, PGS.TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, khách châu Âu thích đi nghỉ dưỡng, tìm nơi yên tĩnh, thiên nhiên, tất nhiên có cuộc sống người dân bản địa thì càng tốt để họ có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa, đó là đặc trưng của khách Tây Âu, dòng khách cao cấp.
Còn khách Trung Quốc thì thích những nơi đô thị, nhộn nhịp, sôi động, ăn uống, mua sắm, vui chơi. Chắc hẳn không ai quên hình ảnh du khách Trung Quốc chen nhau ăn hải sản tại khách sạn ở đảo Hòn Tằm - Nha Trang.
Theo ông Lương, Việt Nam nên học hỏi Thái Lan, Campuchia, chấm dứt tour 0 đồng bằng cách quản lý tốt các công ty lữ hành, nghiêm cấm hành vi “mua đoàn” hoặc bán lại đầu khách cho hướng dẫn viên, nếu bị phát hiện sẽ tước giấy phép hành nghề hướng dẫn và giấy phép lữ hành quốc tế.
Chiêm ngưỡng sóng đá kỳ vĩ ở Australia Tới Australia, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cấu trúc đá đặc biệt có hình thù giống con sóng khổng lồ. |
Người Trung Quốc phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử ở Anh Cộng đồng mạng Trung Quốc đang dậy sóng sau thông tin một cửa hàng miễn thuế tại sân bay ở London áp dụng chính sách ... |
Du khách đổ xô tới sa mạc Sahara ngắm tuyết rơi Người dân địa phương và du khách đổ xô tới sa mạc Sahara để ngắm tuyết bao phủ những cồn cát, sau khi tuyết rơi ... |