Qua ống kính của các phóng viên chiến trường Mỹ, ta có thể dễ dàng hình dung về một căn cứ tiền tuyến của Quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, vốn được thiết kế để ngăn bước tiến của Quân Giải phóng.
Bên cạnh các cuộc hành quân dài ngày, thì Quân đội Mỹ còn sử dụng các căn cứ tiền tuyến liên hoàn tạo thành vành đai ngăn chặn bước tiến của Quân Giải phòng. Ảnh: Trận địa pháo 105mm của Quân đội Mỹ, được bố trí bên trong một căn cứ tiền tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Hầu hết các căn cứ này đều nằm biệt lập nằm giữa các vùng giao tranh và được Quân đội Mỹ xây dựng khá tạm bợ. Binh lính Mỹ lấm lem bùn đất khi phải đào hầm, đào hào ở miền Nam Việt Nam trong điều kiện mùa mưa ẩm thấp. Nguồn ảnh: Flickr.
Trực thăng Mỹ đổ quân xuống một khu vực để thăm dò trước khi đặt căn cứ quân sự tại đây, ảnh chụp năm 1965. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong mùa mưa, khi các hoạt động quân sự giữa hai bên đều giảm xuống binh lính Mỹ dường như có rất nhiều thời gian rảnh để nuôi động vật, chơi thể thao,...Tuy vậy đây cũng là thời gian giúp lính Mỹ xây dựng và hoàn thiện các cứ điểm phòng thủ của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại khi mùa khô đến lại là thời điểm lính Mỹ luôn phải "căng não" đối phó với các đợt tấn công của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Một căn cứ tiền tuyến tạm bợ nằm giữa rừng do Quân đội Mỹ xây dựng. Trong suốt thời gian tham chiến tại Việt Nam, Quân đội Mỹ đã cho xây dựng hàng ngàn các cứ điểm tiền tuyến như thế này trên khắp miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Một đơn vị lục quân Mỹ chuẩn bị đồ dùng và thiết bị để xây hầm trú ẩn lẫn công sự phòng thủ bên ngoài một khu căn cứ quân sự tiền tuyến của lực lượng này. Nguồn ảnh: Flickr.
Do điều kiện địa hình cực kỳ khó khăn và bị chia cắt, việc hỗ trợ hậu cần cho các căn cứ tiền tuyến của Mỹ trên chiến trường đều được thực hiện bằng trực thăng. Nguồn ảnh: Flickr.
Một ban nhạc Mỹ được đưa tới chiến trường miền Nam Việt Nam để phục vụ công tác giải trí cho binh lính tại đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây cũng là yếu điểm của các căn cứ trên giúp Quân Giải phóng có thể vô hiệu hóa vị trí này bằng cách "cắt" nguồn hậu cần của chúng. Ảnh: Xác một trực thăng Mỹ bị rơi tan nát trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Kỹ sư của không quân lục quân Mỹ đang bảo dưỡng cho những chiếc trực thăng UH-1 - loại trực thăng phổ biến nhất trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Lính Mỹ sử dụng khói màu để đánh dấu vị trí, liên lạc với lực lượng trực thăng ở phía trên. Nguồn ảnh: Flickr.
"Justice for Lai Dai Han" – Chiến dịch đòi công lý cho nạn nhân bạo lực tình dục chiến tranh Việt Nam Cô gái trẻ tài năng đang làm phiên dịch viên cho Bộ Tư Pháp Anh cùng các cộng sự trong tổ chức Justice for Lai ... |
Trận Cửa Việt: “Vòng cung Kursk” trong Chiến tranh Việt Nam Trận đánh ở Cảng Cửa Việt xứng đáng được xem là trận "Vòng cung Kursk" của binh chủng tăng thiết giáp ta trong Chiến tranh ... |
Lính Mỹ thích nhất loại vũ khí nào trong Chiến tranh Việt Nam? Để vận hành cỗ máy chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, người Mỹ mang đến Việt Nam hàng nghìn vũ khí, phương tiện chiến ... |