Hàng chục cây gỗ bị cưa hạ, xẻ thịt ngay tại rừng không thương tiếc. Thậm chí cách trạm bảo vệ rừng hơn 1km có cây gỗ khổng lồ, cao 50 - 60 mét, đường kính 3 - 4 người ôm không xuể bị lâm tặc cắt thành nhiều khúc chưa kịp vận chuyển.
Người dẫn đường của chúng tôi cho biết, dọc hai bên đường Đông Trường Sơn qua các xã Đắk Sma, Sơ Pai, Sơn Lang, Krông (huyện Kbang, Gia Lai)… mặc dù thoạt nhìn thấy rừng xanh tươi, um tùm nhưng thực tế bên trong đã “rỗng ruột”. Nhiều cây gỗ to đã bị lâm tặc chặt hạ, nếu tinh mắt sẽ thấy có rất nhiều đường xương cá đi theo trục đường chính – là con đường mà lâm tặc đi vào khai thác gỗ. Nhiều nơi, cách đường chính khoảng 500 mét trở lên, có thể nhìn thấy cảnh hàng chục ha rừng bị càn quét sạch sẽ, thay vào đó là các rẫy mì, cà phê, hồ tiêu đã tươi tốt.
Cây gỗ khổng lồ bị cưa hạ cách trạm bảo vệ rừng hơn 1km
Từ đường Trường Sơn Đông, chúng tôi rẽ vào một con đường nhỏ, nơi có Trạm bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai (xã Sơ Pai) để bắt đầu hành trình lội rừng. Đi qua trạm khoảng 500m, qua một đập tràn là bắt đầu vào rừng. Dọc hai bên đường là nhiều dấu vết gỗ bị chặt hạ, nhiều cây to chỉ còn lại gốc cũng bị lâm tặc tận dụng đào luôn. Vào tiếp hơn 1km, chúng tôi sững sờ phát hiện một cây cổ thụ khổng lồ nằm chết giữa rừng: Cây cao khoảng 50 - 60 mét, đường kính khoảng 1,5 mét, ước tính khoảng 40 khối gỗ. Theo quan sát, cây gỗ này bị đốn hạ khá lâu, được cưa thành nhiều khúc dài khoảng 4 - 5 mét nhưng chưa kịp đưa ra khỏi rừng.
Những cây gỗ chỉ còn lại phần gốc cũng bị lâm tặc tận dụng "xẻ thịt" tiếp
Sau khi qua quả đồi đầu tiên, đập vào mắt chúng tôi không phải là rừng nữa mà là bạt ngàn cà phê nằm lọt giữa rừng, một số nơi chỉ còn lại vài cây gỗ đứng chỏng chơ. Càng vào sâu, từ các đường xương cá, rất dễ dàng bắt gặp những gốc cây to hai người ôm bị cắt hạ ngổn ngang, có nơi gỗ vẫn còn, có nơi chỉ còn ván bìa và cành ngọn. Theo ghi nhận của chúng tôi, có hàng chục cây gỗ to bị khai thác, dấu vết đã cũ hoặc còn mới tinh. Những cây gỗ này được xẻ hộp ngay tại rừng.
Tiếp tục đi sâu vào rừng khoảng 5km, chúng tôi còn bắt gặp một nhóm 6 - 7 lâm tặc mang cưa máy ngồi nghỉ dọc đường, nói cười rôm rả. Tiếng cưa máy từ những khu vực xung quanh vang rền. Theo định vị của điện thoại, đây là địa phận xã Sơn Lang và Sơ Pai.
Dưới đây là những hình ảnh rừng bị tàn phá do phóng viên Dân Việt ghi lại:
Cây gỗ khổng lồ dài tít tắp, dường như không thấy điểm cuối
Thân gỗ to quá mức tưởng tượng bị đốn hạ, cắt từng khúc 4 - 5 mét chưa kịp đưa ra khỏi rừng
Gỗ bị đốn hạ gần trạm bảo vệ rừng nhưng không bị phát hiện
Thân gỗ 2 - 3 người ôm chỉ còn lại gốc
Gỗ quý bị "xẻ thịt" ngay tại rừng, phần ngọn rất to nhưng lâm tặc không thèm lấy
Càng vào sâu trong rừng, số cây gỗ bị đốn hạ càng nhiều
Một cây to vừa mới bị chặt hạ, lâm tặc đã lấy đi phần gỗ tốt
Mùn cưa, ván bìa ngổn ngang giữa rừng
Giữa rừng là những vườn cà phê bạt ngàn
Một rẫy cà phê khác nằm lọt thỏm giữa rừng
Gỗ rừng "chạy" đi đâu? Nhìn dòng nước lũ ầm ầm đổ về nhấn chìm làng mạc, phố xá, ruộng vườn… ở miền Trung mà không khỏi nhói lòng khi ... |
Yên Bái - khi đàn cá tầm nuốt các cánh rừng Trong năm qua và nhiều năm gần đây, nếu có một bảng phong thần buồn bã về một tỉnh rừng núi bị thảm họa thiên ... |
http://danviet.vn/tin-tuc/tham-nhap-rung-kbang-tan-thay-go-khong-lo-bi-xe-thit-825594.html