Trung Quốc muốn phát triển lực lượng không quân đủ mạnh để ngăn Mỹ tham gia các cuộc đối đầu trực tiếp trong tương lai.

tham vong danh bai my khong ton mot vien dan cua khong quan trung quoc
Tiêm kích Su-30 của Trung Quốc cất cánh bay tuần tra tháng 6/2016. Ảnh: AP.

Không quân Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu cạnh tranh sức mạnh trực tiếp về công nghệ và chiến lược với không quân Mỹ bằng cách bắt chước cả năng lực lẫn học thuyết tác chiến của đối thủ, AirforceTimes ngày 29/11 dẫn báo cáo vừa được nhóm Dự án Không quân (PAF) thuộc tập đoàn nghiên cứu RAND công bố.

Các chuyên gia của PAF nhận định Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ mà không tốn một viên đạn bằng cách xây dựng lực lượng không quân đủ mạnh đến mức không quân Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp.

"Các nỗ lực trong lĩnh vực hàng không vũ trụ quân sự Trung Quốc tập trung vào phát triển đủ số lượng để răn đe Mỹ tham gia xung đột, thay vì trực tiếp đối đầu. Do đó Trung Quốc coi việc cạnh tranh về năng lực tác chiến không quân là cách đánh bại Mỹ không tốn một viên đạn", báo cáo viết.

Nhóm nghiên cứu đánh giá không quân Trung Quốc đang ưu tiên hoạt động bắt chước, sao chép công nghệ và năng lực Mỹ vì đây là "cách làm tốn ít chi phí và có tốc độ nhanh nhất".

Tuy nhiên, các quân chủng khác nhau của Trung Quốc cũng có cách tiếp cận khác nhau với vấn đề này. Trong khi không quân có xu hướng ưu tiên việc sao chép, lực lượng tên lửa và vũ trụ lại chú trọng hơn vào nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

tham vong danh bai my khong ton mot vien dan cua khong quan trung quoc
Tiêm kích J-31 của Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc 2014. Ảnh: Airliner.

"Động lực để quân đội Trung Quốc phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ là lực lượng này cần chuẩn bị để răn đe và đánh bại Mỹ nếu cần trong một cuộc xung đột kiểu hiện đại", theo báo cáo của RAND. Trong các công trình nghiên cứu của không quân Trung Quốc, không quân Mỹ thường được coi là hình mẫu cho tiến trình xây dựng lực lượng không quân chiến lược để bảo vệ không phận và hỗ trợ các mục tiêu chính sách quốc gia.

Năm 2014, tham mưu trưởng không quân Mỹ Mark Welsh tuyên bố để lực lượng không quân hoàn thành nhiệm vụ cốt lõi cần "tích hợp năng lực không quân trên không trung, ngoài không gian, trong vũ trụ và cả không gian mạng". Quân đội Trung Quốc tiếp nhận học thuyết này, sau đó tập trung phát triển khả năng tình báo chiến lược, giám sát và trinh sát, khả năng vận tải chiến thuật và chiến lược, khả năng tấn công.

Các chuyên gia của RAND khuyến nghị không quân Mỹ nghiên cứu những tiến bộ mà Trung Quốc đã đạt được cũng như những thay đổi khác của quân đội Trung Quốc như học thuyết quân sự, tổ chức lực lượng, công tác đào tạo, nhân lực, năng lực hậu cần, chương trình mua sắm và cơ sở vật chất.

Theo các quan sát viên Mỹ, các loại khí tài và cách thức vận hành chúng của quân đội Trung Quốc hiện nay có nhiều nét tương đồng với quân đội nhiều nước. Trung Quốc đạt được điều này thông qua quan sát hay thậm chí là đánh cắp công nghệ, cách thức vận hành từ Mỹ và các cường quốc quân sự khác.

Tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc được đánh giá có rất nhiều điểm tương đồng với tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Do nhu cầu bảo vệ các cơ sở kinh tế tại châu Phi và dự định tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế, không quân Trung Quốc tìm cách nâng cao năng lực vận tải và tiếp liệu theo mô hình của không quân Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc không dành nhiều ưu tiên cho phát triển lực lượng oanh tạc cơ, năng lực tấn công chính xác và đặc biệt là năng lực chi viện không quân trực tiếp. Trung Quốc dự tính đối đầu với Mỹ trên các vùng biển bằng hải quân và không quân, không tính đến kịch bản phải tham chiến trên bộ.

Trung Quốc không đầu tư quá nhiều vào hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo dựa vào vệ tinh như Mỹ, thay vào đó họ tập trung phát triển năng lực thu thập thông tin qua tín hiệu và vệ tinh do thám, sử dụng không gian mạng để phát triển kinh tế và quyền lực mềm, phát triển năng lực tiêu diệt vệ tinh. Một chuyên gia của RAND nhận định đây là cách tiếp cận sáng tạo nhằm khai thác điểm yếu từ việc quân đội Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống vệ tinh quân sự.

"Các chiến lược gia quân sự cần xác định Trung Quốc có xu hướng nào nhằm vào lợi ích của Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra. Trong thời bình, việc hiểu rõ điều này rất có kích nhằm tránh tối đa những vụ đụng độ quân sự có thể vô tình giúp quân đội Trung Quốc nâng cao năng lực của mình", báo cáo của RAND kết luận.

tham vong danh bai my khong ton mot vien dan cua khong quan trung quoc
Oanh tạc cơ H-6K và tiêm kích Su-30 Trung Quốc bay tuần tra gần đảo Đài Loan tháng 12/2017. Ảnh: Xinhua.

Nguyễn Tiến

tham vong danh bai my khong ton mot vien dan cua khong quan trung quoc Không quân Trung Quốc dùng nhiều đồ cổ, có cái đã 60 tuổi

Trong xu hướng chung, truyền thông mạng Trung Quốc thường xuyên chê bai trang bị vũ khí của các nước láng giềng như Việt Nam, ...

tham vong danh bai my khong ton mot vien dan cua khong quan trung quoc Những chiến đấu cơ nhái trong không quân Trung Quốc

Không quân Trung Quốc sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu được chế tạo trên cơ sở công nghệ do nước này mua lại ...

/ VnExpress