Việc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân đội Syria dường như là cách giúp Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Nga tại Trung Đông.

"Trung Quốc đang theo dõi tình hình ở Syria, đặc biệt sau những chiến thắng của quân đội chính phủ ở miền nam nước này. Quân đội Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ quân đội Syria bằng cách nào đó nhằm chống lại những kẻ khủng bố ở Idlib và mọi khu vực ở Syria", Asia Times hôm 3/8 dẫn tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Syria Qi Qianjin.

Tuyên bố của nhà ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quân đội Syria đã giải phóng lãnh thổ miền nam từ tay phe nổi dậy và phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đang chuẩn bị mở chiến dịch tái chiếm Idlib, thành trì cuối cùng của quân nổi dậy. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tham gia vào cuộc chiến đang dần tới hồi kết ở Syria.

Tạo dựng chỗ đứng

Trung Quốc hiện là một trong những đồng minh quan trọng của Syria. Cuối năm 2017, Bắc Kinh hé lộ ý định gửi hai đội đặc nhiệm "Hổ Siberia" và "Hổ Đêm" tới chiến trường Syria để trợ giúp Damascus trong chiến dịch chống khủng bố ở miền đông, trong bối cảnh có nhiều phần tử khủng bố gốc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc đã tới Syria để tham chiến.

Truyền thông Arab cho biết một số cố vấn quân sự Trung Quốc đang hoạt động bên cạnh các đơn vị chiến đấu của Syria.

tham vong quan su cua trung quoc tren chien truong syria

Lính đặc nhiệm Trung Quốc trong một đợt diễn tập năm 2016. Ảnh: Sina.

Sự can thiệp của Trung Quốc tại Syria không dừng lại ở việc trợ giúp về quân sự. Với vai trò là một trong 5 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nước này và Nga từng nhiều lần phản đối các dự thảo nghị quyết chống Syria của phương Tây.

Năm 2013, Mỹ đề xuất ba dự thảo nhằm ngăn cản chính quyền Syria mua vũ khí phục vụ cho các chiến dịch chống khủng bố và quân nổi dậy, nhưng đều bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Cho đến này, Nga và Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hỗ trợ Syria về quân sự và chính trị.

Việc bày tỏ mong muốn tham gia hỗ trợ quân đội Syria tái chiếm Idlib cho thấy Trung Quốc tin tưởng vào thắng lợi của quân chính phủ Syria trong cuộc chiến.

Trước đây, khi Damascus tổ chức các chiến dịch tấn công lớn nhằm vào quân khủng bố và lực lượng nổi dậy tại Aleppo và Đông Ghouta, truyền thông phương Tây thường thực hiện các chiến dịch tuyên truyền lớn về thương vong của dân thường nhằm gây sức ép lên chính phủ Syria.

tham vong quan su cua trung quoc tren chien truong syria

Quân chính phủ Syria tại khu vực Đông Ghouta hồi tháng 4/2018. Ảnh: AFP.

Trong chiến dịch tấn công Idlib, nhiều khả năng phương Tây sẽ lại áp dụng hành động tương tự. Sự hiện diện của Trung Quốc sẽ làm giảm sức ép truyền thông, cũng như giúp quá trình giải phóng Idlib nhận được sự đồng thuận từ quốc tế.

Tỉnh Idlib cũng là nơi ẩn náu của nhiều nhóm phiến quân như al-Nursa, chi nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Syria. Điều này sẽ giúp chiến dịch tấn công Idlib nhận được nhiều sự ủng hộ từ quốc tế và có lợi cho liên minh Syria - Nga - Trung Quốc.

Việc trực tiếp giúp đỡ Damascus trong chiến dịch quân sự ở Idlib cũng sẽ là tiền đề quan trọng giúp Trung Quốc có chỗ đứng trong công cuộc tái thiết Syria sau chiến tranh. Chiến lược này từng được Trung Quốc áp dụng để giành ảnh hưởng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỹ và các đồng minh vốn không được chính phủ Syria chào đón sẽ khó có cơ hội tham gia quá trình tái thiết. Điều này đồng nghĩa với việc các hợp đồng giá trị sẽ được dành cho những quốc gia ủng hộ chính quyền Syria như Nga và Trung Quốc.

Tái thiết đất nước Syria sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá có thể giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Trung Quốc tại Trung Đông, đây dường như là một trong những mục đích chính của Bắc Kinh.

Tăng kinh nghiệm chiến đấu và phô trương lực lượng

Trung Quốc đã có bước tiến lớn trong việc xây dựng lực lượng không quân, hải quân với tham vọng trở thành cường quốc quân sự có khả năng đuổi kịp Mỹ. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc hiện nay là thiếu kinh nghiệm thực chiến, khi họ không tham gia bất cứ cuộc chiến nào trong gần ba thập kỷ qua.

Nhiệm vụ trọng tâm của quân đội Trung Quốc trong thời bình chỉ là cứu trợ nhân đạo và bảo vệ biên giới. Trong khi đó, quân đội Mỹ và Nga đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh thông thường trong vài thập kỷ qua.

tham vong quan su cua trung quoc tren chien truong syria

Binh sĩ Trung Quốc trong cuộc duyệt binh năm 2017. Ảnh: SCMP.

Phần lớn học thuyết quân sự mới của Bắc Kinh chỉ dừng lại ở lý thuyết, chưa được thử nghiệm trên chiến trường. Chiến dịch tấn công Idlib đem lại cơ hội tuyệt vời để Bắc Kinh đánh giá sức mạnh quân sự của mình trong điều kiện thực tế.

Triển khai lực lượng đến chiến trường Syria cũng là bước đi để Bắc Kinh phô trương lực lượng với Washington, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa hai nước, gây sức ép rất lớn đến chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trung Đông và Tây Á sở hữu vị trí địa chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ dồi dào, là nơi mà các cường quốc đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng. Trung Quốc không thể đứng ngoài xu thế này, nhất là khi họ muốn đuổi kịp Mỹ về mọi mặt, giới quan sát quốc tế nhận định.

tham vong quan su cua trung quoc tren chien truong syria Dai dẳng cuộc chiến Syria: Bên nào đang nắm thế thượng phong?

Sau 7 năm "bom rơi, đạn nổ" Syria vẫn là chảo lửa với những cuộc chiến xảy ra liên miên chưa có hồi kết. Dưới ...

tham vong quan su cua trung quoc tren chien truong syria Thiệt hại khủng khiếp mà Syria phải gánh chịu suốt 7 năm qua

Giá trị cơ sở vật chất bị phá hủy ở Syria trong cuộc nội chiến được ước tính con số lên tới 400 tỷ USD.

Lã Linh

/ https://vnexpress.net