Nhà báo Elena Zubtsova - nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội - viết riêng cho Lao Động những suy nghĩ của “kẻ hậu sinh” nhân sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

thang muoi vi dai qua mat ke hau sinh
Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt do ĐTH TP.HCM tổ chức tối 1.11 có sự góp mặt của hàng trăm du học sinh từng sống, học tập, làm việc tại Liên Xô ( trước đây), LB Nga ngày nay . Ảnh: NGUYỄN VĂN TỐ

Nhà báo Elena Zubtsova - nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội - viết riêng cho Lao Động những suy nghĩ của “kẻ hậu sinh” nhân sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Nhờ có Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại (VOSR) - lịch sử, báo chí Xô Viết đã gọi sự kiện tháng Mười năm 1917 chính xác bằng cái tên như vậy. Chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên, học hành dưới thời Xô Viết tiếp nhận quan điểm ý nghĩa lịch sử của VOSR từ quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Liên Xô và chính phủ Liên bang Xô Viết.

Những năm cuối thế kỷ 20, khi Liên Xô - cường quốc vĩ đại tan rã, trong nước Nga bắt đầu phát triển mạnh xu hướng xét lại lịch sử. Thế hệ trẻ - theo một hướng khác tiếp nhận, hiểu Cách mạng Tháng Mười - cuộc cách mạng có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Nhưng, thời gian đã đưa mọi vật trở lại đúng vị trí của chúng. Vỡ mộng với những tư tưởng dân chủ - tư bản chủ nghĩa - luồng tư tưởng những năm 90 thế kỷ trước đã đẩy Liên Xô tới sự tan rã, tới những mất mát to lớn trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, vũ trụ, và hàng loạt những lĩnh vực khác Liên Xô giữ vị trí hàng đầu trên thế giới, người Nga đã bắt đầu nhìn nhận, đánh giá lại lịch sử đất nước mình.

Ngày càng nhiều người công khai nhớ tới cuộc sống ở Liên Xô trước đây - những năm tháng không hề xảy ra bất cứ một cuộc xung đột sắc tộc, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố mà chỉ có tình hữu nghị, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa…

Những năm gần đây, các nhà phân tích chính trị rất ngạc nhiên khi nhận thấy ở nhiều thành phố nước Nga xu hướng đề cao Stalin ngày càng lớn thông qua việc dựng tượng đài ông. Một vài người lý giải xu hướng này là bởi nỗi nhớ nhung “một bàn tay sắt”. Song, theo tôi, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này hoàn toàn khác.

Đơn giản, mọi người, khi so sánh những thành tựu của Liên Xô trước đây với nước Nga hiện tại, đã khẳng định những ưu việt của chế độ XHCN, khi con người có thể sống không giàu có, nhưng hoàn toàn không phải âu lo về ngày mai, về tương lai của con trẻ. Khi đó, còn có tư tưởng dân tộc, niềm tin tươi sáng vào tương lai, ứng xử tốt đẹp giữa người với người, sự nhiệt tâm không vụ lợi mà nhờ đó, những người nghèo, nông dân, công nhân thất học dưới sự lãnh đạo của Stalin sau hai thập kỷ đã biến đất nước thành một cường quốc công nghiệp với nền giáo dục - khoa học tiên tiến và đã chiến thắng một cuộc chiến tranh vĩ đại nhất - Thế chiến thứ hai. Và chính những thành tựu này có được là cũng nhờ bởi cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Mở ra một trang sử mới

VOSR đã mở ra một trang sử mới không chỉ cho nước Nga mà cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười đã có một sức ảnh hưởng to lớn tới phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Lịch sử hai đất nước, Nga, Việt Nam trong thế kỷ 20 gắn liền với nhau. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sống, làm việc ở Nga như một đại diện của Quốc tế cộng sản. Chiến thắng của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam.

Những năm kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã giúp Việt Nam một cách vô tư, chí tình. Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam hàng trăm ngàn chuyên gia trong nhiều lĩnh vực - những người góp phần dựng xây đất nước. Nhiều năm liền, trong hàng ngũ lãnh đạo các cấp của Việt Nam là những người từng du học ở Liên Xô. Và người dân hai nước vẫn luôn giữ một tình cảm hữu nghị, ấm áp, chân tình với nhau.

Ở Liên Xô đã hình thành ngành Việt Nam học, với những nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, văn hóa, kinh tế, có thể nói tốt nhất thế giới, với các nhà khoa học đầu ngành. Hàng trăm sinh viên từ nhiều nước thuộc phe XHCN (trước đây) đã nghiên cứu, học tiếng Việt, nghiên cứu Việt Nam ngay tại Nga…

Thời thế thay đổi

Nhưng thời thế đã thay đổi. Nước Nga hiện nay, tất nhiên, không như Liên Xô trước kia. Và tất nhiên, Việt Nam cũng thay đổi, từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu, chịu 30 năm chiến tranh, đã trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh của vùng. Trong những đổi thay của tình bạn giữa hai quốc gia từng được hình thành trên cơ sở tư tưởng XHCN, đã có những tư tưởng thực tiễn lành mạnh. Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao, trong chính trị cũng như kinh tế, nước Nga không còn là bạn hàng chính nhất.

Ba mươi năm nay, ở cả hai nước, một thế hệ mới lớn lên, mà với họ, tình hữu nghị của hai dân tộc - tuy có thay đổi, nhưng vẫn có nét riêng. Ở Việt Nam tiếp tục hình thành, nhân rộng những tổ chức xã hội, các nhóm bạn bè Nga: Những người tốt nghiệp các trường ở Liên xô trước đây và Nga, nhóm những người từng lao động, học tập tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô, các câu lạc bộ yêu thích tiếng Nga, âm nhạc Nga…

Và ở nước Nga hiện thời vẫn còn nhiều người giữ những tình cảm ấm nồng đối với Việt Nam, người Việt Nam. Những năm gần đây, mỗi năm, hàng chục ngàn du khách Nga tới nghỉ dưỡng ở Việt Nam và mang về nước Nga những ấn tượng tốt đẹp về đất nước có hình chữ S.

thang muoi vi dai qua mat ke hau sinh Tổng thống Putin nói về tranh cãi kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về các ý kiến tranh cãi có nên kỷ niệm 100 năm cách mạng Tháng Mười Nga hay không.

thang muoi vi dai qua mat ke hau sinh 100 năm sau 1917: Hậu duệ quý tộc Nga chưa thôi hoài niệm

100 năm sau cột mốc lịch sử 1917, hậu duệ của những người Nga từng rời bỏ quê hương vẫn không nguôi nỗi nhớ về ...

https://laodong.vn/the-gioi/thang-muoi-vi-dai-qua-mat-ke-hau-sinh-574618.ldo

/ Nhà báo Elena Zubtsova/Lao động