Chính phủ vừa đồng ý chủ trương cho TPHCM thực hiện thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 3 quận (quận 2, 9, Thủ Đức). Việc thành lập Thành phố Thủ Đức trực thuộc TPHCM, được ví như một cú hích mới để tạo động lực cho đầu tàu kinh tế TPHCM phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Sau khi hình thành và phát triển, Thành phố Thủ Đức ước tính đóng góp đến 30% GRDP của TPHCM.

Đóng góp 30% GRDP cho TPHCM

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, sau khi tích hợp 3 quận 2, quận 9 và Thủ Đức sẽ tạo thành một vùng động lực rộng 21.000ha, với 1 triệu dân, chiếm khoảng 10% dân số và 10% diện tích toàn TPHCM, nhưng ước mục tiêu đóng góp 30% GRDP của thành phố, tương đương 4-5% GDP cả nước. Trong khi đó, TPHCM chiếm khoảng 23% GDP cả nước, đóng góp 27% ngân sách quốc gia. Vì vậy, việc hình thành một vùng động lực phát triển kinh tế mới sẽ tiếp tục tác động tích cực lớn đến kinh tế của TPHCM và của cả nước.

Một trong những điểm nổi bật của Thành phố Thủ Đức mà TPHCM hướng đến là Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố. Thành phố cũng đã xác định 6 khu vực chức năng để tạo sự đột phá cho khu đô thị sáng tạo này như: Xây dựng Thủ Thiêm trở thành trung tâm công nghệ - tài chính quốc tế; hình thành trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; phát triển trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; hình thành trung tâm công nghệ giáo dục Đại học Quốc gia TPHCM; hình thành trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa; xây dựng khu đô thị tương lai Trường.

Với khu đô thị sáng tạo này, chỉ tính riêng Khu Công nghệ cao hiện hữu rộng 913ha (quận 9), đã lấp đầy khoảng 90% với 156 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ (tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỉ USD) và mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 17 tỉ USD (năm 2019), bằng 40% xuất khẩu của TPHCM. Hiện nay, TPHCM đang triển khai xây dựng thêm Khu Công nghệ cao thứ hai rộng khoảng 165ha. Do vậy với việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ có tác động rất lớn biến khu công nghệ cao mới này trở thành điểm nóng thu hút đầu tư, từ đó góp phần mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn cho TPHCM.

Tạo bứt phá phát triển hạ tầng giao thông

Một điều chắc chắn rằng việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ là cơ hội tạo sự bứt phá hạ tầng giao thông tại khu phía Đông TPHCM.

Với nền tảng hạ tầng giao thông trọng điểm sẵn có (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai Chí Thọ…), UBND TPHCM cũng vừa đặt hàng Sở GTVT, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố tổ chức lập quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực phía Đông thành phố phù hợp theo hướng đô thị sáng tạo. Trong đó, điểm nhấn là đẩy mạnh phát triển vận tải công cộng bằng đường bộ, đường sắt đô thị và cả đường thủy.

Theo đó, thành phố sẽ mở rộng mạng lưới giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn các quận hướng Đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 hiện nay kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Về đường bộ sẽ mở rộng mạng lưới xe buýt, BRT trong khu vực phía Đông gắn với các trung tâm phát triển, các khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành. Đặc biệt, thành phố phát triển thêm mạng lưới giao thông thủy (taxi thủy, xe buýt đường sông…) để điều hướng các hành lang kênh rạch lớn và kết nối với mạng lưới sông lớn của thành phố. Từ đó, nâng tỉ lệ người sử dụng giao thông công cộng (đường bộ, đường sắt, đường thủy) trong khu vực từ 10% lên 25% vào năm 2025 và đạt 50%-60% vào năm 2040.

Theo TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, việc lập Thành phố Thủ Đức giúp chuyển đổi và nâng tầm nền kinh tế hiện tại của TPHCM trở thành nền kinh tế tri thức, công nghệ cao. Qua đó tạo ra nhiều việc làm có chất lượng hơn, sáng tạo hơn, thu nhập tốt hơn; hạ tầng được nâng cấp và thêm không gian xanh... Không chỉ người dân ba quận (2, 9, Thủ Đức) hưởng lợi trực tiếp từ việc được đầu tư, khu đô thị còn giúp TPHCM có nền kinh tế phát triển hơn, đáng sống hơn.

Tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo

Theo TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam), việc thành lập thành phố Thủ Đức có ý nghĩa chiến lược quốc gia, có thể tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0.

Nhưng để có thể triển khai thành công, TS Huỳnh Thế Du cho rằng, Thành phố Thủ Đức cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TPHCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.

Cần xác định trung tâm đô thị nằm ở đâu

KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị cũng đề xuất Trung ương nên cho TPHCM thí điểm cơ chế đặc thù ở Thành phố Thủ Đức, bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TPHCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng lưu ý TPHCM: “Muốn xây dựng một thành phố, phải xác định trung tâm đô thị ở đâu, làm thế nào phát triển khu trung tâm này để làm nền móng vững chắc, đẩy sức bật tới các khu vực lân cận, tránh đầu tư dàn trải, vừa không đủ nguồn lực, vừa kém hiệu quả. Minh Quân ghi

Tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo

Theo TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam), việc thành lập thành phố Thủ Đức có ý nghĩa chiến lược quốc gia, có thể tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0.

Nhưng để có thể triển khai thành công, TS Huỳnh Thế Du cho rằng, Thành phố Thủ Đức cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TPHCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.

Cần xác định trung tâm đô thị nằm ở đâu

KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị cũng đề xuất Trung ương nên cho TPHCM thí điểm cơ chế đặc thù ở Thành phố Thủ Đức, bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TPHCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng lưu ý TPHCM: “Muốn xây dựng một thành phố, phải xác định trung tâm đô thị ở đâu, làm thế nào phát triển khu trung tâm này để làm nền móng vững chắc, đẩy sức bật tới các khu vực lân cận, tránh đầu tư dàn trải, vừa không đủ nguồn lực, vừa kém hiệu quả. Minh Quân ghi

Huyền Trân

TPHCM và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Tạo dựng một thành phố du lịch xanh, thông minh và khác biệt TPHCM và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ: Tạo dựng một thành phố du lịch xanh, thông minh và khác biệt
TPHCM: Hoàn tất bồi thường cho dân khu 4,3ha ở Thủ Thiêm trong tháng 9 TPHCM: Hoàn tất bồi thường cho dân khu 4,3ha ở Thủ Thiêm trong tháng 9

/ laodong.vn