Nữ hoàng miền Tây Trương Thị Lệ Khanh gặp khó trong nỗ lực tấn công vào thị trường Trung Quốc, nhưng đổi lại đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ và châu Âu. Nhiều doanh nghiệp Việt đang tìm kiếm các thị trường mới.

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) của nữ doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4/2020 với sản lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh, nhưng thị trường châu Âu trở thành lực đỡ cho các doanh nghiệp này trong tháng 4.

Theo đó, Vĩnh Hoàn vẫn ghi nhận doanh thu tháng 4 tháng 7% so với cùng kỳ năm trước bất chấp kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc giảm tới 48%. Cú gia tăng doanh thu giữa đại dịch là nhờ VHC đã đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ và châu Âu, với mức tăng 35% và 68%.

Thị trường châu Âu tăng mạnh và vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Vĩnh Hoàn.

Đây là một kết quả khá bất ngờ bởi trước đó, trong năm 2019, Vĩnh Hoàn của bà Trương Thị Lệ Khanh có kế hoạch mở rộng quy mô và tấn công vào thị trường Trung Quốc sau khi có được những lợi thế từ chính quyền ông Donald Trump.

Trong năm 2019, VHC cũng như nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản gặp nhiều khó khăn với lợi nhuận giảm khá mạnh. Cho nên việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

that vong lam an voi trung quoc dai gia viet song yen voi au my
Bà Trương Thị Lệ Khanh, chủ VHC.

Trong năm trước, xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Mỹ có lợi thế cạnh tranh. VHC hưởng lợi lớn từ căng thẳng Mỹ - Trung. Tuy nhiên, ngành thủy sản nói chung, trong đó có VHC bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng ECB cảnh báo. Thẻ vàng (với gần 100% lô hàng bị kiểm tra) đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hải sản sang EU và kéo theo sau là ảnh hưởng đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.

Tuy nhiên, xuất khẩu vào cả 2 thị trường này đang có dấu hiệu hồi phục mạnh.

Không chỉ VHC, nhiều doanh nghiệp thủy sản khác cũng chứng kiến xuất khẩu tăng lên giữa đại dịch Covid-19 với lượng xuất vào châu Âu rất lớn.

Camimex Group (CMX) ghi nhận xuất khẩu trong tháng 4 tăng 86% so với cùng kỳ, với thị trường lớn nhất là châu Âu chiếm tỷ trọng trên 70%. Dự báo doanh số xuất khẩu trong tháng 5-6 cũng sẽ ở cao và ước tăng khoảng 60-70%.

Thực phẩm Sao Ta (FMC) ghi nhận doanh số trong tháng 4 tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó EU là một trong các thị trường chủ lực của FMC với tỷ trọng khoảng 30%. Thủy sản Nam Việt (ANV) trong khi đó đạt mức tăng trưởng mạnh xuất khẩu sang Đông Nam Á dù ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Gần đây, nhiều cổ phiếu thủy sản hồi phục khá ấn tượng trở lại. Cổ phiếu VHC của bà Trương Thị Lệ Khanh tăng mạnh từ mức 20.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 lên mức gần 34.000 đồng/cp như hiện tại.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 29/5, chỉ số VN-Index tăng nhẹ và dao động quanh ngưỡng 860 điểm. Các cổ phiếu blue-chips phân hóa. Nhóm cổ phiếu Vingroup tăng nhẹ.

Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo sáng sủa hơn.

Theo SHS, trong phiên giao dịch cuối tuần 29/5, VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi ngang và giằng co với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ lần lượt quanh 880 điểm (fibonacci retracement 61,8%) và 840 điểm (fibonacci retracement 50%). Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục theo dõi thị trường và có thể canh chốt lời khi VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh 880 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao có thể canh mua vào nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 840 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/5, VN-Index tăng gần 4 điểm lên 861,4 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm lên 109,64 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 7,3 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

that vong lam an voi trung quoc dai gia viet song yen voi au my Thủ tướng Lý Khắc Cường: Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi
that vong lam an voi trung quoc dai gia viet song yen voi au my Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc trồng rau trái phép ở Hoàng Sa
that vong lam an voi trung quoc dai gia viet song yen voi au my Không chấp nhận diễu võ giương oai, ngang ngược áp đặt chủ quyền phi pháp trên Biển Đông

/ vietnamnet.vn