Cao điểm xử phạt: CSGT Sài Gòn tổng kiểm tra xe, anh thợ hồ cho rằng, biết là chạy sai nhưng có rất nhiều người khác cũng chạy sai tại sao CSGT không xử phạt và bỏ xe lại rồi rời khỏi hiện trường.
Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn (PC08, Công an TP.HCM) đêm qua chốt chặn trên đại lộ Phạm Văn Đồng, đoạn qua phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức để thực hiện cao điểm tổng kiểm soát các loại xe.
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn người dân tham gia lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng khuya 24/7 |
Theo ghi nhận, trong khoảng 1 tiếng, đội kiểm tra xử phạt hành chính và
nồng độ cồn
hơn 10 trường hợp xe máy vi phạm.
Tuy nhiên, một số người vi phạm giao thông khi bị CSGT xử phạt đã tỏ thái độ không hợp tác, gây khó khăn cho lực lượng công vụ thi hành nhiệm vụ.
Chạy xe máy vào làn ô tô ngoài khung giờ cấm, người đàn ông này bị CSGT lập biên bản xử phạt |
Trường hợp người đàn ông tên Triều (quê Nam Định) làm nghề thợ hồ, thời điểm hơn 21h là khung giờ cấm xe máy chạy vào làn ô tô nhưng anh này vẫn không chấp hành. (Đường Phạm Văn Đồng chỉ cho xe máy chạy vào làn ô tô trong khung giờ từ 6-9h sáng và 16-20h - PV).
Khi CSGT dừng xe, anh Triệu từ chối xuất trình giấy tờ, không thổi máy đo nồng độ cồn.
"Tôi làm thợ hồ và chỉ có chiếc xe máy để đi lại làm việc, giờ CSGT giữ xe thì tôi bỏ luôn. Tôi biết là mình chạy sai nhưng có rất nhiều người khác cũng chạy sai như tôi, tại sao không bắt, xử phạt hết đi. Tôi không phục..."- anh Triệu bức xúc nói và bỏ xe lại rồi rời khỏi hiện trường.
Chạy xe máy vào làn ô tô sai quy định, anh Triệu phản ứng khi bị CSGT lập biển bản |
Trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Hoàng (56 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị CSGT tạm giữ phương tiện vì vi phạm nồng độ cồn mức 0,614 mg/lít khí thở.
CSGT viết xong biên bản và yêu cầu ký nhận thì ông Hoàng từ chối vì thấy CSGT đo nồng độ cồn nhưng không đeo camera.
Tại đây, một cán bộ CSGT đã giải thích với ông Hoàng rằng lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ và có sử dụng camera cầm tay để ghi hình. Đồng thời, lực lượng chức năng địa phương cũng đang phối hợp hỗ trợ CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, ông Hoàng vẫn quyết không hợp tác.
Ông Nguyễn Văn Hoàng không chịu ký biển bản vi phạm nồng độ cồn vì lý do thấy CSGT không đeo camera khi làm nhiệm vụ |
“Bộ Công an nói CSGT làm nhiệm vụ phải đeo camera để chứng minh người vi phạm có lỗi, các anh không có làm sao tôi biết các anh đang làm nhiệm vụ. Tôi không ký”- ông Hoàng phản ứng.
Người đàn ông này ghi vào biên bản rõ nội dung không ký biên bản là vì CSGT làm nhiệm vụ không có camera. Sau đó, ông bỏ lại phương tiện rồi thuê xe ôm về nhà.
Trung tá Trương Tiến Sĩ, Phó đội trưởng Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn cho biết, đơn vị có trang bị camera cầm tay do phòng PC08 cấp phát ghi hình. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng xử phạt, một số người viện lý do CSGT không gắn camera trên người nên không chịu ký biên bản.
“Thực chất chúng tôi không đeo camera nhưng vẫn sử dụng camera cầm tay để ghi hình lại. Nếu người vi phạm không ký, chúng tôi buộc phải nhờ cơ quan chức năng địa phương hoặc người dân khu vực đến chứng kiến và ký nhận việc người vi phạm giao thông không hợp tác như trên”, trung tá Sĩ nói.
Ngoài ra, ông Sĩ cho biết thêm, thời gian qua khi đơn vị ra quân tổng kiểm soát cũng có nhiều trường hợp, người vi phạm tìm mọi lý do không chịu đo nồng độ cồn. Có người ngậm vào ống nhưng không thổi. Có người quá say xỉn nói lời xúc phạm, đe doạ CSGT, không hợp tác và khoá xe bỏ đi.
Chủ xe cầm xấp tiền cố thủ trên xế sang có thể bị xử lý thế nào? |
CSGT TPHCM sẽ xử lý xe vi phạm từ hình ảnh, clip người dân cung cấp |
Cục CSGT sẽ trang bị camera hành trình trên xe tuần tra |