Miếng dán hạ sốt, khẩu trang y tế, bình và núm sữa trẻ em được công ty Hải Nam nhập từ Trung Quốc, nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, cơ quan này vừa kiểm tra đột xuất Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Hải Nam (Từ Sơn, Bắc Ninh), niêm phong 4 kho chứa hàng thiết bị y tế nghi nhập lậu để điều tra làm rõ.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Hữu Hưng - Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Hải Nam cho biết, toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp phân phối được nhập khẩu từ Trung Quốc. Có những sản phẩm đã được đăng ký với Cục kiểm định chất lượng (Bộ Y tế).
Tuy nhiên, kiểm tra 4 kho hàng của doanh nghiệp này, quản lý thị trường Bắc Ninh phát hiện lượng lớn thiết bị y tế như bình sữa, khẩu trang, núm bình sữa... không có nhãn phụ, có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc xuất xứ; tem nhãn, vỏ họp dùng để đóng gói sản phẩm có in sẵn chữ "sản xuất tại Hàn Quốc".
Miếng dán hạ sốt do Công ty Hải Nam phân phối được quảng cáo là hàng Nhật, nhưng thực tế là hàng Trung Quốc. Ảnh: QLTT Bắc Ninh |
"Nếu không có kinh nghiệm, rất khó để người tiêu dùng nhận biết được đây có phải là những sản phẩm chính hãng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Trung Quốc thật hay không", ông Vũ Mạnh Hải - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh cho biết. Phần lớn các sản phẩm thiết bị y tế công ty này phân phối là những sản phẩm quen thuộc với người dùng như miếng dán hạ sốt, kim châm cứu, mặt nạ sục khí hô hấp, khẩu trang y tế; hay sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh gồm bình, núm sữa, bình tập uống, gặm nướu...
Ông cũng cho biết, doanh nghiệp này chứa trữ hàng tại 4 kho riêng biệt ở những địa điểm hẻo lánh, cách xa nhau và không có biển hiệu... khiến hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường gặp khó khăn.
Theo đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, bước đầu Giám đốc Công ty Hải Nam - ông Nguyễn Hữu Hưng thừa nhận tại công ty có một số mặt hàng không có giấy tờ hợp lệ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của doanh nghiệp này là các cửa hàng ở chợ thuốc, trong đó có chợ thuốc Hapulico (Hà Nội) và lượng lớn được đưa đi tiêu thụ tại một số tỉnh.
Hiện toàn bộ sản phẩm tại 4 kho của doanh nghiệp này, ước tính hàng chục tấn, đã bị lực lượng quản lý thị trường Bắc Ninh tịch thu để điều tra, làm rõ vi phạm.
Các sàn thương mại điện tử cam kết không bán hàng giả Hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp, ... |
Hàng giả hàng nhái ngày càng “lan tỏa” tinh vi và công khai Hàng giả hàng nhái vẫn có chiều hướng gia tăng với các phương thức, thủ đoạn tinh vi khiến cho công tác bài trừ ngày ... |
Ông chủ trang bán hàng giá rẻ Trung Quốc mất 5 tỷ USD một đêm Tài sản của nhà sáng lập Pinduoduo "bốc hơi" gần 5 tỷ USD chỉ sau một đêm bởi cổ phiếu công ty lao dốc. |
Phát hiện hơn 1000 sản phẩm giả nhãn hiệu Dior, Hermes, LV ở Hà Nội Ngày 13/11, Đội quản lý thị trường số 8 Hà Nội thu giữ hơn 1000 sản phẩm túi xách, ví giả nhãn hiệu Dior, Hermes, ... |
Anh Minh