Một số hạn chế của Luật Đầu khí và các văn bản pháp luật liên quan có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của lĩnh vực dàu khí.
Theo các chuyên gia dầu khí, việc đánh giá đúng hiện trạng các điều khoản tài chính của hợp đồng dầu khí và hệ thống các văn bản pháp lý so với các nước trong khu vực là hết sức cần thiết, để có thể có được chính sách khuyến khích phù hợp với bối cảnh hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho lĩnh vực hoạt động dầu khí của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.
Ảnh minh hoạ, nguồn PVN.
Môi trường đầu tư chưa đủ hấp dẫn
Theo thống kê của Wood Mackenzie mới đây, tiêu chí về phần thu của Chính phủ trong các hợp đồng dầu khí của Việt Nam là 85% - được đánh giá là cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (khoảng 75-80%) và cao hơn nhiều so với tiêu chí tương tự trong các hợp đồng dầu khí của các nước trên thế giới (khoảng 60%). Điều này đồng nghĩa với đánh giá phần thu của nhà thầu trong các hợp đồng dầu khí ở Việt Nam là rất thấp.
Trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh, nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, mức độ cạnh tranh trên thế giới ngày càng trở nên khốc liệt, tiêu chí này càng được các nhà đầu tư quan tâm, cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư. Bởi vậy, vấn đề rà soát mức độ hợp lý của các chính sách thuế và các điều khoản tài chính khác của hợp đồng dầu khí ở Việt Nam là việc cần làm ngay để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa nước chủ nhà và người đầu tư, góp phần cải thiện bức tranh về tình hình đầu tư trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí Việt Nam trong những năm tới. Hoạt động thăm dò dầu khí theo các hợp đồng dầu khí hiện tại chỉ có thể giúp Việt Nam tiếp tục gia tăng trữ lượng trong thời gian ngắn hạn.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm sâu và kéo dài, việc giãn, dừng tiến độ đầu tư vào hoạt động thăm dò – phát triển mỏ sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu trữ lượng và sản lượng khai thác vào khoảng năm 2019. Qua phân tích về các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn ở Việt Nam, trên cơ sở so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và đánh giá của tổ chức tư vấn quốc tế có thể nhận thấy, một số điểm còn hạn chế làm ảnh hướng đến mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Một là, Việt Nam mới chỉ có chính sách khuyến khích các dự án đầu khí thuộc vùng nước sâu, xa bờ, an ninh quốc phòng, điều kiện địa chất khó khăn, phức tạp nói chung. Chưa có các tiêu chí cụ thể để xác định đối tượng được hưởng các ưu đãi cũng như chưa có sự phân chia mức độ ưu đãi tương ứng với việc phân cấp mức độ khó khăn về điều kiện địa chất, địa hình và vị trí địa lý.
Hai là, Việt Nam chưa có chính sách ưu đãi riêng, phù hợp đối với các dự án phát triển mỏ nhỏ, mỏ cận biên, dự án khai thác tận thu và dự án đầu tư nâng cao Hệ số Thu hồi dầu (EOR).
Ba là, Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích phù hợp đối với các đối tượng dầu khí phi truyền thống (khí than, khí sét, băng cháy...) nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này. Trong thời gian vừa qua, một số hợp đồng cho đối tượng khí than và khí sét đã được ký, trên cơ sở các điều kiện khuyến khích tối đa áp dụng cho đối tượng dầu khí truyền thống nên chưa có sự phù hợp.
Thứ tư, tiềm năng còn lại của Việt Nam được đánh giá phần lớn về khí, trong khi các dự án phát triển mỏ khí thường phải thực hiện đồng thời một chuỗi các dự án để tiêu thụ, sử dụng khí nên có đầu tư rất lớn, phụ thuộc vào khẳ năng tiêu thụ của thị trường, tuy nhiên ngành công nghiệp sử dụng khí của Việt Nam chauw thực sự phát triển nên đây cũng là một trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư cho các dự án phát triển mỏ khí.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, các nhà thầu đánh giá rằng, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, chưa chuyển biến kịp thời với sự thay đổi của tình hình công nghiệp dần khí quốc tế và không tương xứng với tiềm năng thực tế.
Hàng loạt rào cản pháp lý
Việc ban hành những văn bản pháp luật mới trong thời gian qua, cũng có những ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí tại Việt Nam nói riêng. Một số hạn chế của Luật Đầu khí và các văn bản pháp luật liên quan có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của lĩnh vực dàu khí cũng được chỉ ra.
Đó là các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động dầu khí chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thượng nguồn, được quy định nhiều văn bản pháp luật và dưới luật những thiếu sự thống nhất, gây khó khăn cho việc tham chiếu và sử dụng. Các văn bản pháp lý trong lĩnh vực dầu khí đã được ban hành mới hoặc dửa đổi bổ sung nhiều lần những chưa được điều chỉnh kịp thời với các vấn đề thực tế phát sinh.
Nhiều quy định pháp luật còn chống chéo hoặc mâu thuẫn với nhau, trong khi có những vấn đề thực tế phát sinh lại không có quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện chẳng hạn quy định về sử dụng mặt nước, mặt biển, đăng ký con dấu của văn phòng đại diện, văn phòng điều hành.
Ngoài ra, mặc dù, quy định về diện tích hợp đồng đã có trong các văn bản pháp lý, tuy nhiên chưa có quy định phản ánh tình huống phát sinh thực tế là hệ thống thiết bị khai thác của một dự án khí có thể phải được xây dựng ở ngoài diện tích hợp đồng đã được xác nhận ban đầu (áp dụng cho tuyến ông, hệ thống làm sạch khí...).
Quy định pháp luật về dự án khuyến khích đầu tư dầu khí chưa rõ ràng, chưa được luật hoá để tất cả các nhà đầu tư tham chiếu và vận dụng. Trong đó phải kể đến các văn bản liên quan đến danh sách lô thuộc diện khuyến khích đầu tư dầu khí, gây hiểu nhầm và bị đánh giá là thiếu minh bạch. Hệ thống pháp luật chung về thương mại - đầu tư- xây dựng có nhiều thay đổi như Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư... dẫn đến việc quy định chồng chéo và khó khăn trong quá trình áp dụng. Quy định của các văn bản pháp luật mới chưa được ban hành trong một số trường hợp chưa phù hợp với quy định của các hợp đồng dầu khí đã được ký kết trước đó, đặc biệt là các quy định có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người đầu tư, chẳng hạn các quy định liên quan đến vấn đề quỹ thu dọn mỏ, tiền thuê các nước... nên dù văn bản đã có hiệu lực lớn nhưng rất khó khăn để thuyết phục nhà thầy thực hiện.
Luật được ban hành nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành ngay mà có độ trễ lớn về thời gian nên thường xuyên có sự bất cập giữa các văn bản luật và văn bản dưới luật. Thực tế này đã tạo ra các kẽ hở, thủ tục cồng kềnh gây khó khăn, tốn kém về thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh các yếu tố khách quan không thuận lợi, các lô dầu khí tiềm năng ngày càng ít, giá dầu giảm sâu trong thời gian dài, giá trị vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam do đó cũng có xu hướng giãn tiến độ và giảm quy mô. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để đảm bảo sự phù hợp với tiềm năng và thực trạng của lĩnh vực hoạt động dầu khí ở Việt Nam và trong khu vực sẽ giúp môi trường đầu tư được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện hoạt động, tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Hoàn thiện khung pháp lý - Tạo đột phá cho phát triển ngành Dầu khí Việt Nam Trong hơn 55 năm qua, từ năm 1961 đến nay, các giai đoạn phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đều dựa trên cơ ... |
Để ngành Dầu khí phát huy vai trò hạt nhân trong Chiến lược kinh tế biển Rất nhiều kỳ vọng đã được các đại biểu Quốc hội, nhà quản lý đặt ra đối với ngành Dầu khí tại buổi tọa đàm ... |
Ngành Dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến lược biển Ngày 28/10 tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân đã tổ chức buổi tọa đàm “Ngành Dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến ... |
Đồng chí Đỗ Mười và ngành Dầu khí Việt Nam Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà ... |