Thu phí phương tiện vào lại là tâm điểm, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng phải tranh luận làm rõ, không ra một văn bản viết cho "sướng tay".

Làm phải thể hiện trách nhiệm

Trong buổi gặp cán bộ Sở GTVT Hà Nội ngày 9/3/2019, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nêu ra giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông ở Hà Nội muốn khả thi thì các cán bộ chuyên trách phải có trách nhiệm với chính đề án của mình bằng cách mạnh dạn đề xuất, công khai với người dân và các cơ quan truyền thông để cùng tranh luận, đưa ra giải pháp tốt nhất.

Hiện Sở GTVT Hà Nội đang nghiên cứu 2 phương án. Một là, hạn chế cấp cấp mới đăng ký phương tiện, đến năm 2030 sẽ cấm xe máy hoạt động. Hai là, thu phí phương tiện thu phí một số loại phương tiện vào nội đô. Tuy nhiên, Bí thư Hoàng Trung Hải nêu quan điểm: “Trước đây chúng ta có cấm đăng ký xe máy, nhưng các nước họ không cấm mà làm cho ông nào sở hữu nhiều xe phải “khổ sở”, tức là thu phí bãi đỗ, bảo hiểm... rất cao.

Ông nào có nhiều tiền thì ông ấy cứ nộp tiền cho nhà nước, chứ chúng tôi không cấm. Phương tiện cá nhân phải quản lý theo phương thức đó”.

thu phi phuong tien vao noi do de khong suong tay

Hà Nội đang quyết tâm tìm phương án giải quyết ùn tắc giao thông.

Để giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội, ông Hải cho rằng các cán bộ phải không ngại đương đầu với thủ thách, dư luận bằng cách mạnh dạn đề xuất, công bố mọi thông tin cho các cơ quan báo chí.

“Nếu chúng ta cứ đụng đến là chúng ta trốn, không giải thích, không giải trình làm rõ vấn đề, thì chúng ta càng khó khăn hơn.

Mình cũng là con người, mình hoàn toàn có thể sai, nhưng trong quá trình trao đổi sẽ làm rõ được hơn mục đích của giải pháp. Từ đấy, các đồng chí lại có kinh nghiệm hơn, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải quan tâm đến đối tượng bị tác động.

Nếu mình là người dân thì mình thấy quy định này có hợp lý hay không? Anh đã phải đương đầu với dư luận, báo chí, xã hội, anh sẽ thấy tôn trọng lợi ích của các bên liên quan không, chứ không có chuyện mình viết ra một văn bản mình cứ viết cho sướng tay”, ông Hải nói.

Thu phí sẽ làm ùn tắc ngày càng trầm trọng?

Nếu đề án thu phí phương tiện vào nội đô thành hiện thực, thì việc thu phí sẽ tiến hành thế nào? Nhiều chuyên gia trước đó lo ngại, việc thu phí vào nội đô sẽ diễn ra tình trạng phí chồng phí.

Hơn nữa, nếu đặt ra các trạm thu phí thì tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội có thể càng trở lên trầm trọng hơn khi vào giờ cao điểm.

PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT đặt hàng loạt câu hỏi: "Thuế, phí phải xuất phát trên nền tảng pháp luật của Nhà nước. Vậy luật nào quy định cái này? Hà Nội thu cả giờ thông thường hay chỉ thu giờ cao điểm để chống ùn tắc? Hơn nữa, Hà Nội dựng barie hay sử dụng hệ thống thu phí điện tử?"

Theo TS Nguyễn Xuân Thuỷ, quy địn này có thể gây khó khăn cho người dân. Vấn đề là giải quyết ùn tắc giao thông, để giải quyết tình trạng này phải xét trên cả điều kiện cần và đủ.

Điều kiện cần ở đây là ùn tắc giao thông, song điều kiện đủ thì chưa có. Điều kiện đủ là các phương tiện giao thông công cộng phải đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân.

Mỗi ngày, Hà Nội có đến 12 triệu lượt đi lại nhưng giao thông công cộng mới đáp ứng được 10%, buộc người dân vẫn phải di chuyển bằng xe cá nhân như ôtô, xe máy.

Ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội lại ủng hộ đề án thu phí vào nội đô mà Hà Nội đang xây dựng. Bởi, quy định này được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thành công.

Tuy nhiên, Hà Nội muốn thực hiện được thì trước tiên phải giải quyết vấn đề về công nghệ thông tin, vấn đề đồng bộ giữa hệ thống ngành giao thông với ngành ngân hàng... Tiền thu từ phí chống ùn tắc sẽ được đầu tư ngược lại vào hạ tầng, điều tiết giao thông.

PGS.TS Bùi Thị An – nguyên ĐBQH, Viện trưởng viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cũng cho rằng, việc thu phí phương tiện để nâng cao đời sống, môi trường, giao thông ngày một tốt hơn là điều đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu phí ra sao, điều kiện các xe bị thu phí, khoanh vùng thu phí từ đâu lại là bài toán cần phải tính toán kỹ.

“Hiện nay, Hà Nội có rất nhiều người từ các tỉnh lẻ lên sinh sống, làm việc và học tập, cùng với đó là các xe ở ngoại thành đi vào nội đô thì sẽ được kiểm soát ra sao?. Việc thu phí phải đảm bảo công bằng đối với các phương tiện chứ không thể thu đại trà được”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Ngọc Mai

thu phi phuong tien vao noi do de khong suong tay Ứng viên tìm đủ cách thu phiếu bầu trước"giờ G" bầu cử Thái Lan

Chỉ còn hai tuần nữa, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014. ...

thu phi phuong tien vao noi do de khong suong tay BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Giá cao hơn quy định?

Mặc dù lần thu phí trở lại này, chủ đầu tư Tasco đã giảm từ 25 - 50% so với mức giá trước đây nhưng ...

thu phi phuong tien vao noi do de khong suong tay Thu phí trở lại trạm BOT Mỹ Lộc với giá vé giảm 25-50%

Trạm thu phí Mỹ Lộc thuộc dự án tuyến tránh TP Nam Định từ quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc sẽ thu phí ...

thu phi phuong tien vao noi do de khong suong tay Dữ liệu kiểm đếm xe qua lại của nhóm người tại BOT Ninh Lộc bị mất

Sau thời gian gần một tuần, nhóm người ghi đếm xe ở Trạm BOT Ninh Lộc Khánh Hòa bỏ toàn bộ dữ liệu trong lán ...

/ http://baodatviet.vn