Một nam tu nghiệp sinh Việt Nam cáo buộc công ty Nhật Bản buộc anh trở về nước sau khi bày tỏ ý định nghỉ phép để kết hôn. 

thuc tap sinh viet phai roi nhat sau khi xin nghi phep lay vo

Nam tu nghiệp sinh người Việt Nam tố cáo công ty chế biến hải sản Nhật Bản cưỡng chế anh về nước vì xin nghỉ phép có lương để cưới vợ. Ảnh: Kyodo News.

Thực tập sinh người Việt từ chối nêu danh tính cho biết vào ngày 6/2 nhân viên của công ty chế biến hải sản Boso Promotion Cooperative có trụ sở ở thành phố Yokohama, cách thủ đô Tokyo gần 40 km về hướng nam, đến căn hộ và cưỡng chế anh thu dọn đồ đạc để về nước, Kydo News đưa tin.

Trước khi sự việc xảy ra, thực tập sinh 27 tuổi này đã làm việc ở công ty Boso Promotion Cooperative gần một năm. Trả lời hãng tin Nhật qua điện thoại từ quê nhà ở thành phố Vinh, anh kể rằng vào khoảng 5h sáng, các nhân viên của công ty bất ngờ tới, yêu cầu anh thu xếp đồ đạc vì lý do "đã đòi hỏi quá nhiều". Sau đó chàng thanh niên được đưa đến đồn cảnh sát địa phương để làm một số thủ tục giấy tờ rồi lên thẳng máy bay quay trở về Việt Nam.

"Đầu óc tôi lúc đó hoàn toàn trống rỗng và cơ thể tôi bắt đầu run lên bần bật. Tôi không thể làm gì cả", nam thực tập sinh nhớ lại cảm giác bị cưỡng chế về nước.

Khi vợ chưa cưới của thực tập sinh làm đơn phản đối, người phiên dịch của công ty trả lời cô qua một tin nhắn điện thoại rằng yêu cầu nghỉ phép có lương là thái độ "không thích hợp" với một thực tập sinh.

Cả công ty quản lý lao động và công ty thủy sản đều từ chối bình luận vì đang trong quá trình thương thảo với công đoàn Zentouitsu, tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tu nghiệp sinh này.

Để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động do già hóa dân số và tỉ lệ sinh thấp, vào năm 1993 chính phủ Nhật bắt đầu mở cửa cho lao động nước ngoài thông qua chương trình cấp thị thực tu nghiệp sinh.

Trong khuôn khổ chương trình, các công ty hoặc tổ chức Nhật mời lao động nước ngoài sang Nhật làm việc với tư cách là thực tập sinh muốn nâng cao kỹ năng nghề. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chương trình này để bóc lột người lao động. Theo thống kê, năm 2016, có đến 70,6% tổng số các doanh nghiệp thuê "tu nghiệp sinh" nước ngoài vi phạm luật lao động bao gồm bắt công nhân làm thêm quá số giờ quy định, không trang bị bảo hộ lao động hoặc trả lương rẻ mạt.

"Các tu nghiệp sinh thường phải vay mượn một khoản tiền lớn để chi trả cho chuyến đi tới Nhật. Các công ty quản lý và những doanh nghiệp thuê họ có toàn quyền và biến mối quan hệ mang tính chất cấp dưới thành một dạng nô lệ", luật sư Shoichi Ibusuki, chuyên xử lý các vụ liên quan đến chương trình tu nghiệp sinh, nhận xét.

An Hồng

thuc tap sinh viet phai roi nhat sau khi xin nghi phep lay vo Tòa án Hải Phòng nghỉ phép tập thể đi du lịch nước ngoài

Hàng chục cán bộ chủ chốt của TAND TP Hải Phòng đồng loạt xin nghỉ phép để đi du lịch 4 ngày tại Hàn Quốc.

thuc tap sinh viet phai roi nhat sau khi xin nghi phep lay vo Nữ du học sinh tử vong tại Đức do ngã từ trên cao

Cảnh sát Đức cho biết nữ sinh Trần Thị Thu Hà tử vong do ngã từ trên cao vào khoảng 11h40 ngày 11/3.

thuc tap sinh viet phai roi nhat sau khi xin nghi phep lay vo Từng trầm cảm muốn tự tử, nữ sinh Việt đỗ thủ khoa tại Mỹ

Thuyết phục giáo sư Mỹ bằng đề tài nghiên cứu Toán học mà kiến thức không thuộc sách giáo khoa, Thảo Uyên chứng minh rằng ...

thuc tap sinh viet phai roi nhat sau khi xin nghi phep lay vo Sinh viên Việt ở Australia bị tình nghi \'trông nom\' trang trại cần sa

Nhiều du học sinh tại Australia, bao gồm sinh viên Việt Nam, bị cáo buộc "trông nom" các trang trại trồng cần sa bất hợp ...

/ https://vnexpress.net