Do thiếu thốn nhiều công nghệ cần thiết để phân biệt mục tiêu khi bay đêm được coi là nguyên nhân khiến F-22 giật mình khi bị Su-25 áp sát tối 13/12.
F-22 bị bất ngờ
Thông tin về vụ chạm trán bất ngờ này được tạp chí Defense News dẫn nguồn tin Không quân Mỹ cho biết, có ít nhất 2 chiếc cường kích Su-25 của Nga bất ngờ xâm nhập vùng trời Đông sông Euphrates hôm 13/12, vùng không phận theo một thỏa thuận không xung đột trước đó thuộc khu vực kiểm soát của Mỹ.
Phi đội tiêm kích F-22 đã lập tức được triển khai áp sát máy bay Nga khi vụ việc xảy ra.
"Chiến đấu cơ Su-25 đã bay ở khoảng cách rất gần chiếc F-22 của chúng tôi đến mức F-22 phải chủ động di chuyển để tránh một vụ va chạm trên không", Thượng tá Damien Pickart, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy trung tâm không quân Mỹ cho biết.
Tiêm kích Nga trong một lần áp sát máy bay Mỹ.
Nhằm đảm bảo an toàn cho cả 2 bên vì một tình huống không đáng có, tiêm kích tàng hình Mỹ đã bắn một vài phát pháo sáng cảnh cáo ở khoảng cách gần, đồng thời liên lạc với các phi công Nga trên đường dây khẩn cấp để yêu cầu các tiêm kích Su-25 lập tức rời khỏi khu vực trên.
Dù mọi chuyện sau đó được cả 2 bên giải quyết êm thấm nhưng vụ việc diễn ra kéo dài trong khoảng thời gian tới 40 phút trước khi các máy bay Su-25 của Nga bay về phía bờ Tây của sông Euphrates.
Thượng tá Damien Pickart còn cho biết thêm rằng, khi vụ việc xảy ra, một chiếc tiêm kích Su-35 cũng đã có mặt khi nó đang bay tuần tra gần đó nhưng đã nhanh chóng bị áp sát bởi nhiều tiêm kích F-22 khác của Mỹ.
Sau cáo buộc của Không quân Mỹ, trang Aviation Week đã dẫn chính những tuyên bố của Mỹ để phân tích về tình huống chạm trán nói trên. Nguồn tin này cho biết, để xảy ra tình huống này nhiều khả năng chiếc F-22 đã lầm tưởng Su-25 là đồng đội.
Vì vậy, phi công Mỹ phát hoảng khi phát hiện máy bay Nga ở cự ly quá gần và phải phóng pháo sáng để cảnh báo.
Aviation Week dẫn lời Trung tá Không quân Mỹ giấu tên, hiện làm chỉ huy phi đội 95 của Mỹ đồn trú tại căn cứ không quân Al-Dafra (UAE) cho biết, do F-22 không được trang bị tập hợp các thiết bị hồng ngoại và quang học cho phép hoạt động ban đêm, trái với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 và thế hệ thứ tư F-15.
Vì vậy, dùng F-22 để xác định được máy bay Nga hoặc của lực lượng nào khác là điều không thể. Cùng với việc thiếu thốn thiết bị hồng ngoại và quang học, tiêm kích tàng hình F-22 còn bị lộ diện bằng chính công nghệ này trên máy bay khác phát hiện dù trong điều kiện đêm tối.
Từ thừa nhận của vị Trung tá Mỹ, trang Aviation Week cho rằng, trong tình huống F-22 và Su-25 áp sát nhau tối 13/12 gần như chắc tiêm kích tàng hình Mỹ đã không phân được máy bay Nga là bạn hay thù.
Nga phủ nhận
Sau khi Mỹ cáo buộc Su-25 áp sát F-22 và bị Mỹ ngăn chặn tối 13/12, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ toàn bộ thông tin này.
"Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ tiếp cận họ từ phía Đông sông Euphrates. Nó bắt đầu bắn phương tiện phản ứng hồng ngoại và can thiệp vào công việc của Su-25 Nga", tuyên bố của Cơ quan quân sự Nga cho biết.
Sau những động tác này, chiếc máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã phải tiếp cận F-22, kết quả là, chiếc máy bay Mỹ đã vội vã rời khỏi khu vực, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thống báo chính thức.
Mỹ sắp điều nhiều tiêm kích F-22 chưa từng có tới Hàn Quốc Không quân Mỹ sẽ triển khai 6 máy bay tàng hình F-22 tới Hàn Quốc, nhiều chưa từng có, để tham gia tập trận chung. |
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga có thể qua mặt F-22 của Mỹ Trần bay, tốc độ tối đa và tải trọng vũ khí của Su-57 đều nhỉnh hơn so với F-22. Điều đó cho thấy tiêm kích ... |
Mỹ có sai lầm khi đặt cược vào phi cơ tàng hình? Công nghệ chống tàng hình đang phát triển theo chiều hướng bất lợi cho các chiến đấu cơ tàng hình nhưng Mỹ vẫn chi hàng ... |