Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm qua đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực.

Giai đoạn 2006 - 2014, PVN luôn được đánh giá là tập đoàn kinh tế trụ cột của quốc gia, là “công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ”. Qua đó, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Chính phủ và nhân dân đối với PVN trong nhiều năm.

Tuy nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, cũng giống như nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác, PVN bộc lộ những khiếm khuyết trong công tác quản trị, điều hành, đầu tư của mình. Bên cạnh đó, PVN đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản do chính những điều luật, những cơ chế chính sách đã cũ và nhiều điều không còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vừa qua, Ủy ban Kinh tế và Đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương đã đến làm việc với lãnh đạo PVN và các đơn vị thành viên. Hai đoàn đi trong khoảng thời gian khác nhau nhưng đã được nghe “những lời nói thật” về tất cả thuận lợi, khó khăn, thách thức, đang là rào cản đối với sự phát triển của dầu khí.

Với những yếu kém tự mình gây ra như công tác điều hành, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; đầu tư dàn trải; bộ máy quản trị còn cồng kềnh, kém hiệu quả... thì Tập đoàn đang chấn chỉnh và củng cố quyết liệt mà điển hình là việc tái cơ cấu bộ máy Công ty mẹ. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc đến từ chế độ, chính sách, quy định pháp lý không còn phù hợp thì cần có sự đồng hành của các cơ quan của Nhà nước để tháo gỡ.

tim canh cua mo cho tap doan dau khi quoc gia

Giàn khoan biển tự nâng PV Drilling II

Chủ trương của Đảng yêu cầu Chính phủ và các bộ ngành có liên quan phải sớm xây dựng hành lang pháp lý, tạo sự chủ động cho hoạt động của PVN; xây dựng cơ chế đặc thù, phù hợp với ngành dầu khí; tạo điều kiện chủ động về tài chính và xã hội hóa nguồn tài chính cho dầu khí... Muốn thực hiện chủ trương ấy, thiết nghĩ phải sửa Luật Dầu khí, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư nước ngoài...

Thực chất hiện nay, PVN và nhiều tập đoàn kinh tế khác đang không hoạt động đầy đủ theo Luật Doanh nghiệp: Không được quyền tự quyết từ nhân sự, kế hoạch sản xuất đến đầu tư, huy động nguồn vốn... Chưa kể, hiện có một số quy định tài chính khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng “dở sống, dở chết”. Ví dụ như trường hợp Nhà máy Đóng tàu Dung Quất (DQS) - vốn là đơn vị của Vinashin. Do làm ăn thua lỗ, đầu tư sai mục đích nên DQS đứng trước tình trạng bị phá sản. Để cứu DQS khi đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và không để hàng nghìn lao động mất việc làm, Chính phủ đã quyết định giao cho PVN. Từ ngày về PVN, DQS đã được PVN đầu tư nhiều, dồn việc để làm và thực sự họ chưa ngơi nghỉ một ngày nào. Trên thực tế giai đoạn về PVN, DQS làm ăn có lãi, nhưng hồ sơ tài chính của DQS luôn cực kỳ xấu bởi món nợ từ trước vẫn còn treo trên đầu. Một khi hồ sơ tài chính đã xấu thì chẳng ai cho tham gia đấu thầu các dự án khác, mặc dù năng lực có thừa…

Điều rất đáng mừng là Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đã nhìn thấy và thấu hiểu những gì đang cản trở sự phát triển của PVN và đã có những kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ nhằm sớm xóa bỏ những rào cản đối với PVN.

Một trong số những giải pháp quan trọng để tiếp tục thực hiện Chiến lược biển trong thời gian tới, là đề xuất sửa đổi pháp luật về dầu khí hiện nay để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Do vậy, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu trình QH sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí; hoạch định các chiến lược; kế hoạch phù hợp để tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, nhất là tại những vùng nước sâu, xa bờ, vùng nhạy cảm. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Thuế...; Xem xét xây dựng cơ chế đặc thù với lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ sớm xem xét, ban hành Nghị định về Quy chế tài chính Công ty mẹ - PVN.

Bên cạnh đó, Chính phủ sớm phê duyệt Đề án cơ cấu toàn diện PVN và các đơn vị thành viên; chỉ đạo các bộ, cơ quan có liên quan, PVN tiếp tục cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị doanh nghiệp; cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp, tinh gọn bộ máy; xây dựng giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính.

Chỉ khi thực hiện thật tốt và nhanh các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển ngành Dầu khí thì PVN mới có thể đứng vững và phát triển. Đó là con đường duy nhất, là “cánh cửa mở” cho tương lai của PVN, cũng là tâm nguyện cháy bỏng của thế hệ những người làm dầu khí hiện nay!

Nguyễn Như Phong

tim canh cua mo cho tap doan dau khi quoc gia Tập đoàn Dầu khí Mubadala mong muốn mở rộng đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí

Sáng 17/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp ông Naser Al Hajri, Phó tổng giám đốc phụ trách ...

tim canh cua mo cho tap doan dau khi quoc gia Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào nghèo trong năm 2018

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ ...

tim canh cua mo cho tap doan dau khi quoc gia Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đảm bảo công khai, minh bạch trong xử lý dự án chưa hiệu quả

Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) huy động nguồn lực trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong việc xử lý ...

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=412246&fbclid=IwAR3TkmH5DIqTUCSt3AOZJFGsYlWPtZyWoatUjjzUIqt047AtScCe5BGNP4o

/ daibieunhandan.vn