Theo GS Carl Thayer, Trung Quốc đưa tàu trở lại vùng biển Việt Nam để chứng tỏ họ có quyền chủ quyền với tài nguyên biển nằm trong yêu sách đường 9 đoạn.
Trung Quốc cố chứng tỏ họ bác bỏ phán quyết của Tòa án trọng tài
Theo ông Thayer, nhà nghiên cứu lâu năm về khu vực, Trung Quốc đang cố gắng chứng tỏ với Việt Nam và cộng đồng quốc tế rằng họ có quyền chủ quyền đối với tất cả các nguồn tài nguyên biển nằm trong yêu sách đường 9 đoạn mà họ đưa ra ở Biển Đông, ngay cả khi yêu sách này chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer |
Năm 2018, Trung Quốc đưa ra đề xuất hợp tác kinh tế biển giữa các quốc gia duyên hải và không bao gồm các công ty từ những nước ngoài khu vực.
Nói cách khác, Trung Quốc phản đối tất cả hành động mà các quốc gia duyên hải thực hiện để phát triển tài nguyên biển trong đường 9 đoạn phi pháp Trung Quốc đưa ra. Họ cũng phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm khai thác tài nguyên biển giữa một quốc gia duyên hải và một nước bên ngoài. Họ muốn buộc các nước ven biển cùng phát triển theo các điều khoản của họ.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8. Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc |
Trung Quốc cũng cố chứng tỏ rằng họ bác bỏ phán quyết cách đây 3 năm của Tòa án trọng tài. Họ tạo ra tiền lệ về việc không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài mà không phải chịu hậu quả nào.
Những nỗ lực trên mặt trận chính trị - ngoại giao của Việt Nam vừa qua nên được tiếp tục. Sự hiện diện thường xuyên của lực lượng chấp pháp tại khu vực Trung Quốc điều nhóm tàu Hải Dương 8 là cần thiết.
Các nước duyên hải trong khu vực cần vận động cộng đồng quốc tế bày tỏ sự ủng hộ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển và nêu vấn đề tại mọi cuộc gặp của các cơ chế đa phương liên quan.
ASEAN có thể tham vấn các thành viên thân thiện của cộng đồng quốc tế về những hành động chung để gây áp lực khiến Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như không có hành động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng của các nước có chủ quyền khác trong khu vực. Phản ứng chính trị và ngoại giao là cần thiết nhưng nếu Trung Quốc không chấp nhận thay đổi chính sách, có thể cân nhắc hành động pháp lý.
Nhà giàn DK1. Ảnh: Đoàn Bổng |
Ba năm trước đây, Tòa trọng tài đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì những yêu sách thái quá ở Biển Đông. Tòa đã bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn và quyền lịch sử của Trung Quốc về những vùng biển nằm bên trong yêu sách 9 đoạn này.
Những gì mà các nước duyên hải trong khu vực và cộng đồng quốc tế có thể làm là yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ pháp lý và tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, phản ứng ngoại giao khi Trung Quốc vi phạm UNCLOS.
Chiến thuật vùng xám
Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi bằng cách sử dụng chiến thuật vùng xám. Nghĩa là không phải sử dụng lực lượng quân sự chính quy. Họ liên tục dùng đội tàu cá, dân binh và hải cảnh để thách thức sự hiện diện hợp pháp của ngư dân và cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của các quốc gia duyên hải.
Trung Quốc đang cố làm suy yếu chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia duyên hải ngay chính trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của những nước này, đe dọa các nước và khiến họ phải lùi bước hay nhượng bộ Trung Quốc.
ASEAN cần mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chung sau các cuộc họp cấp cao. Họ cần thẳng thắn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và thể hiện rõ rằng, sẽ không có tiến bộ nào được thực hiện cho đến khi Trung Quốc dừng các hành động phi pháp của mình trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước có chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc phải hiểu rằng, hành động của họ sẽ chỉ làm quốc tế hóa hơn nữa các tranh chấp ở Biển Đông.
Đi đổ rác cũng bị nhận diện khuôn mặt |
Trung Quốc đang cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc |
Cách một công ty Mỹ ở Trung Quốc “lách” thuế quan |