Những nỗ lực của ông Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống sẽ không mang lại kết quả, khi thời gian đang dần khép lại theo quy định ngày "Safe Harbor".

Theo RIA Novosti, những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump yêu cầu xem xét lại kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 sẽ khó thành hiện thực. Bởi vì theo quy định, đại cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu bầu ra tổng thống vào ngày 14/12. Và 6 ngày trước thời điểm các đại cử tri bỏ phiếu, tức ngày 8/12 - hôm nay, là hạn chót để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến bầu cử Mỹ cấp tiểu bang. Đây còn được gọi là ngày "Safe Harbor" (hay “Cảng an toàn”).

4104 t1
Cơ hội lật ngược tình thế của Tổng thống Trump gần như không còn

Hiện ông Trump muốn xem xét lại kết quả ở 7 bang ông Biden tuyên bố là người chiến thắng trước đó. Đó là các bang Arizona, Wisconsin, Georgia, Minnesota, Michigan, Nevada và Pennsylvania. Tuy nhiên, các vụ kiện đang chờ xử lý, và sẽ trôi qua thời điểm "safe harbor". Theo đó, khả năng Trump lật ngược kết quả bầu cử là không thể.

Tại Mỹ, bầu cử Tổng thống diễn ra gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên cử tri bỏ phiếu cho đại cử tri ở mỗi tiểu bang. Với kết quả chiến thắng của các đại cử tri ở các bang trong cuộc bỏ phiếu phổ thông sẽ biết được ai là người chiến thắng. Trong giai đoạn thứ hai, các đại cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống. Năm nay, cuộc bỏ phiếu đại cử tri sẽ diễn ra vào ngày 14/12.

Theo luật liên bang, Quốc hội Mỹ không thể bỏ qua các đại cử tri do một bang đề cử 6 ngày trở lên trước cuộc tổng tuyển cử.

Thời hạn 6 ngày trước cuộc bỏ phiếu đại cử tri còn được gọi là “safe harbor”. Bằng cách giải quyết các vấn đề với việc kiểm phiếu trước ngày này, các bang sẽ phải bảo vệ mình khỏi các khiếu nại đối với kết quả bầu cử, vì Quốc hội Mỹ sẽ có nghĩa vụ kiểm phiếu đại cử tri từng bang.

Tất nhiên, nếu các tiểu bang báo kết quả muộn hay bỏ lỡ thời hạn “safe harbor”, vẫn có thể đề cử đại cử tri của mình tham gia bỏ phiếu giai đoạn 2. Nhưng sau đó, về lý thuyết, có thể có sự phản đối của Quốc hội, thậm chí từ các nghị sĩ. Tuy nhiên, thông thường Quốc hội hay các dân biểu sẽ không đi ngược lại ý muốn của cử tri phổ thông.

Biện pháp bảo vệ này được Quốc hội Mỹ ban hành năm 1887, sau cuộc bầu cử đặc biệt khốc liệt một năm trước đó, khi ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford Hayes và ứng viên đảng viên Dân chủ Samuel Tilden tranh cử Tổng thống. Sau đó có 4 bang đã gửi 2 kết quả bầu cử khác nhau tới Quốc hội. Để ngăn chặn tình trạng xung đột này tái diễn, một quy định bảo đảm dưới dạng "safe harbor" đã được đưa ra.

Thời hạn của ngày “safe harbor” khá quan trọng với nhiều bang. Năm 2000, bang Florida đã tuân thủ thời hạn này, dẫn đến quyết định của Tòa án Tối cao đình chỉ việc kiểm phiếu lại và trao tất cả phiếu đại cử tri Florida cho George W. Bush, không phải Phó Tổng thống Al Gore.

Ông Trump hiện không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử, trái ngược với báo cáo của các bang. Nhiều người ủng hộ Trump tin rằng các cơ quan lập pháp tiểu bang có thể làm trái với ý muốn của cử tri và muốn chỉ định các đại cử tri thân thiện với ông Trump.

Bản thân ông Trump đã kêu gọi thực hiện yêu cầu tương tự ở bang Georgia, nhưng lãnh đạo bang từ chối triệu tập cơ quan lập pháp để xem xét lại các cuộc bầu cử. Georgia đã kiểm phiếu 2 lần và có được kết quả ông Joe Biden vượt qua Trump với cách biệt nhỏ và nhận được tất cả 16 phiếu đại cử tri của bang.

Vẫn có khả năng cơ quan lập pháp Georgia thực hiện yêu cầu xem xét lại kết quả và ủng hộ Tổng thống Trump. Tuy nhiên, đến thời điểm “safe harbor” - ngày 8/12, kết quả của cuộc bầu cử phổ thông được thống đốc và phái đoàn đại cử tri tương ứng phê chuẩn. Từ đó Quốc hội sẽ công nhận kết quả từ các đại cử tri này, mà không phải của bất kỳ đại cử tri nào khác sau đó.

Theo dữ liệu sơ bộ, ông Biden đã giành được 306 đại cử tri, trong khi ông Trump chỉ giành được 232 phiếu. Kết quả này sẽ là chính thức, sau kết quả của cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 14/12, mà không phải chịu bất kỳ kháng cáo nào. Sau đó, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua kết quả bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1/2021.

4100 https cdncnncom cnnnext dam assets 191205005729 joe biden donald trump split file
Ứng viên Biden được dự đoán giành chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri.

Tổng thống đắc cử Biden cũng nhận được tỷ lệ ủng hộ 55%, vượt mức cao nhất mà Trump từng đạt được trong nhiệm kỳ là 47%, theo Gallup.

Theo kết quả cuộc thăm dò mới được Gallup công bố hôm 7/12, tỷ lệ ủng hộ và không ủng hộ Tổng thống đắc cử Joe Biden lần lượt là 55% và 41% không ủng hộ. Cuộc thăm dò tương tự cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump lần lượt nhận được 42% ủng hộ và 57% không ủng hộ.

Gallup, được thành lập từ năm 1935, là một công ty tư vấn và phân tích của Mỹ có trụ sở tại thủ đô Washington. Gallup nổi tiếng với các cuộc thăm dò dư luận tiến hành trên khắp thế giới.

Trong các cuộc thăm dò từ trước tới nay, tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Trump thường dao động ở mức 30-40%. Theo thống kê của NBC News/Wall Street Journal, tỷ lệ ủng hộ cao nhất mà Trump từng nhận được trong nhiệm kỳ của mình là 47% trong giai đoạn tháng 10/2018 và tháng 2/2020, trong khi mức thấp nhất của ông là 38% vào tháng 10/2017.

Tỷ lệ ủng hộ hiện tại của Biden là mức cao nhất ông nhận được kể từ tháng 2/2019, hai tháng trước khi ông tuyên bố tranh cử tổng thống và nhận được tỷ lệ ủng hộ khi ấy là 56%.

Khảo sát của Gallup hồi đầu tháng 11 cũng cho thấy 56% người Mỹ hài lòng với chiến dịch tranh cử của ứng viên Dân chủ Biden, trong khi 46% ủng hộ chiến dịch của Trump.

Theo kết quả dự đoán từ Fox News, Biden và Trump lần lượt nhận được hơn 81,2 và hơn 74,2 triệu phiếu bầu phổ thông, đều là mức cao kỷ lục trong các cuộc bầu cử tổng thống.

Phóng viên (t/h)

EU - EU - "chìa khóa" giúp Biden cứng rắn hơn Trump trong quan hệ với Trung Quốc?
Những đồng minh quan trọng của Biden tại Quốc hội Mỹ Những đồng minh quan trọng của Biden tại Quốc hội Mỹ
Nhóm chuyển tiếp Biden tiếp nhận cuộc họp giao ban tình báo Lầu Năm Góc Nhóm chuyển tiếp Biden tiếp nhận cuộc họp giao ban tình báo Lầu Năm Góc
Trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc, Trump Trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc, Trump "trói tay" Biden

/ Nghề nghiệp & Cuộc sống