Người dân bức xúc về nhiều tuyến đường ngập lụt, việc sử dụng từ "tụ nước" lại càng khiến dư luận không yên.
Ngày 28/5/2018, trong cuộc họp bàn về giải pháp chống ngập do mưa với Sở GTVT, Trung tâm chống ngập và 24 quận huyện , Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến thẳng thắn nói: "Vừa qua, ngập như vậy mà dân đang bức xúc, các anh dùng từ tụ nước thì gây thêm bức xúc cho dân, dùng từ chuyên môn, chuyên ngành... không đúng thời điểm gây phản ứng ngược".
Trước đó, báo cáo về tình trạng ngập ở TP. HCM sau cơn mưa ngày 19/5, phía Trung tâm chống ngập đã dùng từ "tụ nước" thay cho "ngập sâu" tại 22 tuyến đường.
Sau đó, các cơ quan thông tấn vào cuộc chứng mình nhiều tuyến đường "tụ nước" ngập hết bánh xe như Hồ Ngọc Lãm, Sinco, Xô Viết Nghệ Tĩnh...
Nhiều tuyến đường của TP. HCM bị ngập sâu nghiêm trọng nhưng trong báo cáo lại chỉ nói là "tụ nước".
Điều này khiến cho nhiều người dân càng thêm bức xúc bởi lẽ họ cho rằng, thay đổi từ "ngập" thành "tụ nước" là không phản ánh đúng bản chất tình trạng ngập, lụt tại TP. HCM. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng việc thay đổi tên gọi là thế là dối trá, thiếu trách nhiệm.
Trước những ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM và người dân, trong cuộc họp ngày 28/5, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập đã không còn dùng từ "tụ nước" nữa mà thay vào đó là từ "ngập".
"Trong cơm mưa 19/5 có 10 tuyến ngập sâu, thời gian rút 30 phút đến 3 giờ, cá biệt, có nhiều tuyến đường sau 5 giờ vẫn còn ngập. Ngoài ra, do mưa lớn trong thời gian ngắn nên xuất hiện ngập nước tại 22 tuyến đường, 10-20 phút sau nước mới rút" - trích báo cáo của ông Dũng trong cuộc họp ngày 28/5.
Cũng trong thời gian gần đây, dư luận "dở khóc dở cười" trước việc thay đổi hàng loạt từ ngữ của các cơ quan ban ngành thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Như đổi tên "trạm thu phí BOT" thành "Trạm thu giá BOT" hay "chậm hủy chuyến" thành "bay chưa đúng giờ" của ngành hàng không.
Việc thay đổi này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia kinh tế, ngôn ngữ.
TS Nguyễn Xuân Diện - cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết: “Tôi rất ngỡ ngàng khi xem những bức ảnh chụp các trạm BOT, ghi là “Trạm thu giá”. Lúc đầu tôi tưởng ảnh cư dân mạng chế cho vui. Nhưng khi xác định được là ảnh thật, tôi quá sững sờ và bức xúc".
Trạm thu phí Bến Lức đã đổi tên thành trạm thu giá Bến Lức
Ông Diện cắt nghĩa: "Chữ “phí” và chữ “giá” là 2 từ Hán Việt, có nghĩa khác nhau. “Phí” là chi phí, là hao tổn, tiêu dùng. Theo đó, nếu ai đó bỏ ra số tiền làm việc gì đó, thì "thu phí" tức là thu lại số tiền đã bỏ ra, mà người tiêu thụ, tiêu dùng, tức là người được hưởng phải chịu. Còn “giá” là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền.
Hai chữ “giá” và “phí” do vậy không hề đồng nghĩa, cũng không hề gần về nghĩa. Vì thế không thể, và không được phép dùng thay cho nhau. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng, việc đổi tên từ trạm "thu phí" sang trạm "thu giá" là coi thường tiếng Việt".
PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng tài sản của dự án BOT là của công, do nhà nước đầu tư, tích lũy để phục vụ người dân. Một số công ty tư nhân tham gia chỉ mang tính đóng góp phần mới, tích lũy thêm giá trị của tài sản.
“Việc chuyển sang thuật ngữ “thu giá” để doanh nghiệp tự ý điều chỉnh mức phí là bật đèn xanh theo cách không minh bạch cho doanh nghiệp “lách” luật, để một nhóm tư nhân kiểm soát số tài sản vốn không phải của họ”, ông Thành khẳng định.
Trước ý kiến của dư luận, Bộ GTVT ghi nhận, đồng thời sẽ yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp sử dụng tên gọi phù hợp.
Trong khi đó, việc thay đổi cụm từ "chậm hủy chuyến" thành "bay chưa đúng giờ" của ngành hàng không cũng bị nhiều người đánh giá là sự né tránh trách nhiệm, thiếu công bằng với các hành khách.
Thậm chí, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP. HCM còn cho rằng việc thay đổi tên gọi này là sự lừa đối của ngành hàng không Việt Nam.
Mặc dù vậy, phía Cục Hàng không Việt Nam chưa có động thái gì về những phản ứng nói.
Phó chủ tịch TP HCM: "Ngập mà gọi là tụ nước người dân bức xúc là phải" Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, nước gây cản trở giao thông, ảnh hưởng sinh hoạt thì là ngập chứ gọi là "tụ nước" sẽ khiến ... |
TP HCM cũng có mùa nước nổi! Một người dân ngao ngán nói như vậy về tình trạng ngập nước trầm trọng tại nhiều khu vực trên địa bàn TP HCM dù ... |
TP.HCM: Chống ngập quá lỗi thời, dân còn \'bơi\' dài dài Quy hoạch chống ngập của TP.HCM đã quá lỗi thời, trong khi nhiều khu vực bị lún do khai thác nước ngầm…dẫn đến trình trạng ... |