Đây là chủ trương tốt, tuy nhiên chưa đủ cơ chế để thực hiện

PGS.TS. Võ Kim Sơn, nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, đề xuất trả lương phải gắn với hiệu quả công việc là ý tưởng tốt nhưng muốn thực hiện được phải có đủ hai yếu tố: Một là cơ chế đo hiệu quả công việc và hai là cơ chế xác định vị trí việc làm.

Ông Sơn nói rõ, nếu chưa có hai cơ chế này thì ý tưởng trên không thể thực hiện được.

tphcm tra luong theo cong viec tot nhung kho lam

Cơ chế trả lương phải dựa trên hiệu quả công việc và vị trí việc làm. Ảnh minh họa

Đo hiệu quả thế nào?

Phân tích cụ thể hơn, vị PGS cho biết, đánh giá hiệu quả công việc là yếu tố rất quan trọng để chúng ta xác định được người đó có làm được việc hay không? Kết quả làm việc thế nào?... Trên cơ sở đó mới xác định được cơ chế trả lương cho phù hợp.

Tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay chính là cơ chế đánh giá hiệu quả công việc. Để đánh giá được hiệu quả công việc của một công chức là vô cùng khó khăn.

"Nếu ở doanh nghiệp, một người có thể được nhận lương, thưởng hàng trăm triệu USD một năm nếu những đóng góp của người này được ghi nhận là quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp hoặc dựa trên kết quả mà người này đạt được. Ví dụ, làm vượt định mức được giao; đưa ra ý tưởng giúp doanh nghiệp phát triển đột phá...

Song, ở các cơ quan sự nghiệp Nhà nước, sẽ rất khó có thể đánh giá được những giá trị mà một cán bộ, công chức đóng góp, đem lại cho Nhà nước. Việc quy đổi những đóng góp đó sang giá trị cụ thể để trả lương lại càng khó khăn gấp nhiều lần.

Tôi lấy ví dụ, với cơ chế hiện nay TP.HCM sẽ làm thế nào để đánh giá được hiệu quả, đóng góp của ông Chủ tịch thành phố đối với sự phát triển của thành phố? Ông ấy có những đóng góp gì? Những đóng góp đó sẽ mang lại lợi ích gì cho thành phố?... Hay với những vị trí như Giám đốc sở, chuyên viên cũng vậy. Việc này rất khó, bởi đây là sản phẩm, là kết quả mang tính tập thể.

Ở đây, tôi mới chỉ thấy TP.HCM nói rằng muốn tính toán trả lương theo hiệu quả công việc nhưng vấn đề khó nhất thì chưa được giải quyết. Tôi cũng chưa thấy TP.HCM nói tới giải pháp nào, cơ chế nào có thể đo được hiệu quả của từng vị trí để xác định cơ chế trả lương cho từng người", ông Sơn băn khoăn.

Xác định vị trí việc làm thế nào?

Yếu tố thứ hai khiến vị chuyên gia băn khoăn chính là cơ chế xác định vị trí việc làm. Theo PGS Võ Kim Sơn, hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng việc trả lương theo vị trí việc làm, tuy nhiên, vị trí việc làm đó lại chưa được xây dựng dựa trên tính chất, độ khó của từng công việc.

Theo ông, việc rất khó thì phải trả lương cao hơn, việc dễ phải trả lương thấp hơn nhưng để làm được như vậy thì lại phải có cơ chế để đánh giá được mức độ khó, dễ của từng vị trí công việc cụ thể. Từ việc xác định được tính chất của từng công việc lúc đó mới xây dựng cơ chế tuyển dụng, tìm kiếm nhân tài cho từng vị trí công việc đó.

"Hiện nay chúng ta vẫn đang trả lương kiểu xếp theo ngạch, Bộ trưởng thì lương cao hơn Thứ trưởng, Thứ trưởng lại cao hơn chuyên viên đây chính là bất cập trong cơ chế trả lương của chúng ta. Thực tế cho thấy, một vị Phó giám đốc sở chưa chắc đã làm được những việc khó hơn một chuyên viên", ông Sơn nói.

Ông cho rằng, ở nước ngoài, vì họ có cơ chế xác định được độ khó của công việc nên có những chuyên viên được nhận lương cao hơn gấp nhiều lần so với lãnh đạo. Hay có những vị trí mà hôm nay không có người làm, ngày mai sẽ có người khác thay phải được trả lương khác với những con người ở những vị trí có giá trị tuyệt đối.

Ở Việt Nam do thiếu cả cơ chế đo hiệu quả công việc lại thiếu cả cơ chế xác định tính chất của từng công việc nên việc đánh giá hiệu quả cũng như xác định vị trí việc làm để trả lương còn rất nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân dẫn tới những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, sắp xếp vị trí cho cán bộ, công chức.

Vì cơ chế trả lương kiểu xếp ngạch, chức vụ càng cao, lương càng cao nên mới có tình trạng vị trí nào ngon, lương cao thì chừa chỗ cho "con ông cháu cha".

Nhiều mâu thuẫn khi bàn trả lương công chức theo vị trí

Từ những tồn tại trên, vị PGS cho rằng TP.HCM muốn thực hiện cải cách cơ chế tiền lương phải cần có thời gian để thực hiện những nghiên cứu, điều tra rất cụ thể về vấn đề này. Đặc biệt là những nghiên cứu, đánh giá về những sản phẩm mang tính tập thể.

"Nếu chưa thể xác định được TP.HCM có bao nhiêu việc làm? Việc làm nào là khó? Mức độ khó dễ thế nào?.. thì khó có được cơ chế tuyển dụng phù hợp, chưa thể thực hiện được cơ chế cải cách tiền lương", PGS Võ Kim Sơn khẳng định.

tphcm tra luong theo cong viec tot nhung kho lam Nhà khoa học trẻ từ chối mức lương hàng nghìn USD về nước làm việc

Được nhiều công ty nước ngoài mời gọi và trả lương hàng nghìn USD, nhà khoa học trẻ Trần Phương Thảo đã từ chối và ...

tphcm tra luong theo cong viec tot nhung kho lam Không được trả lương Tết, nghìn công nhân bao vây công ty

Không được nhận lương, cả nghìn công nhân bao vây công ty, đòi gặp lãnh đạo để đòi quyền lợi. Nhiều người lo lắng khi ...

/ Đất Việt