Sản lượng dầu lửa của Ảrập Xêút đã giảm một nửa sau vụ tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu lửa then chốt của nước này hôm 14/9. Và Trung Quốc được cho là bên "phải hứng đòn đau".
Vụ tấn công đã khiển sản lượng dầu thô hàng ngày của thế giới mất đi 5%, tương đương khoảng 5 triệu thùng. Phong trào Houthi ở Yemen đã đứng ra nhận trách nhiệm nhưng Mỹ tố Iran là thủ phạm.
Một trạm xăng ở ngoại ô Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: BI) |
Theo hãng tin Reuters, chỉ số chứng khoán TASI của Ảrập Xêút giảm 2,3% hôm 15/9 trước khi quay đầu hồi phục. Các thị trường khác ở Vùng Vịnh, trong đó có Kuwait và UAE, cũng lao dốc.
Một số nhà phân tích dự đoán vụ tấn công có tác động mạnh đến giá năng lượng toàn cầu. Giá dầu đã tăng mạnh hôm 16/9, với dầu thô Brent giao dịch ở mức 66,52 USD/thùng, theo báo Washington Post, tăng 10% so với phiên đóng cửa hôm 13/9 (60,15 USD/thùng).
Ảrập Xêút chiếm 10% sản lượng dầu lửa toàn thế giới, theo báo The National có trụ sở ở UAE. Nước này dự trữ ít nhất 187 triệu thùng. Ảrập Xêút cũng là nước xuất khẩu lớn thứ 26 của thế giới, chủ yếu là dầu thô và dầu đã tinh chế, tạo nên một ngành trị giá nhiều tỷ đôla cho quốc gia Vùng Vịnh này. Giới phân tích cho rằng, Ảrập Xêút có thể sử dụng kho dự trữ của mình để duy trì xuất khẩu tối đa 3 tháng trong lúc tái thiết.
Thomas W. Lippman, một học giả tại Viện Trung Đông, chỉ ra rằng Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những thay đổi trong hoạt động xuất khẩu dầu của Ảrập Xêút.
"Đây không chỉ là 'xung đột của Ảrập Xêút' mà còn là cuộc tấn công vào nguồn cung dầu lửa toàn cầu", ông Lippman trao đổi với báo Business Insider. "Chịu tác động nặng nhất có thể là Trung Quốc, nước vốn là khách hàng lớn nhất của dầu lửa Ảrập Xêút kể từ năm 2009".
Theo Reuters, Ảrập Xêút là nguồn cung dầu lửa hàng đầu của Trung Quốc.
Khói bốc lên từ một vụ cháy ở nhà máy Aramco Abqaiq, Ảrập Xêút, hôm 14/9. (Ảnh: Reuters) |
Một bài phân tích trên báo Washington Post về nhập khẩu dầu thô từ Ảrập Xêút năm 2018 cho thấy, không chỉ Trung Quốc mới cảm thấy sức nóng. Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng nhập khẩu nhiều dầu thô từ vương quốc này. Còn tính theo tỷ lệ phần trăm thì hơn 90% dầu thô của Bahrain và Jordan là từ Ảrập Xêút.
Ông Lippman nhận định thêm, tuy Ảrập Xêút và Iran bùng nổ căng thẳng về vụ tấn công hôm 14/9 nhưng hai nước khó có khả năng sẽ lao vào một cuộc xung đột quân sự.
"Iran hiểu rõ một cuộc xung đột quân sự toàn diện sẽ kéo theo phản ứng hủy diệt từ Mỹ, và người Ảrập Xêút cũng biết điều đó có nghĩa là họ chịu thiệt hại nặng nề hơn ở các cơ sở then chốt dọc bờ Vịnh – không chỉ các nhà máy dầu mà cả các nhà máy khử mặn".
Về việc Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẵn sàng đáp trả cuộc tấn công, ông Lipman nhận định sự can thiệp của Washington "sẽ không tốt cho bất kỳ nước nào".
Thanh Hảo
Vụ tấn công cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia đe dọa an ninh năng lượng Vụ máy bay không người lái tấn công các cơ sở sản xuất dầu ở Saudi Arabia liệu có khiến an ninh dầu mỏ thế ... |
Arab Saudi không tin Iran tấn công nhà máy lọc dầu Giới chức Arab Saudi cho rằng bằng chứng Mỹ cung cấp về việc Iran phóng tên lửa vào hai nhà máy lọc dầu là chưa ... |
Sau cú sốc chưa từng có, Donald Trump nói ra sự thật Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ cho biết ông không vội vàng đáp trả các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu ... |
Nhà máy ở Ả-rập Xê-út bị tấn công, nguồn cung dầu toàn cầu thế nào? Vụ tấn công nhằm vào Ả-rập Xê-út hôm 14/9 đã làm gián đoạn 1/2 sản lượng dầu mỏ của nước này, tương đương 5 nguồn ... |
Tổng thống Trump: Mỹ biết đích xác thủ phạm tấn công cơ sở lọc dầu Ả-rập Xê-út, dọa "đạn lên nòng" Tổng thống Trump cho biết Mỹ khóa mục tiêu và đạn lên nòng, nhưng chờ Ả-rập Xê-út lên tiếng về thủ phạm vụ tấn công ... |