Tôi từng chịu trách nhiệm để những người cấp dưới phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với những sai phạm gây ra.
Sai ở đâu lãnh đạo ở đó phải từ chức
ĐBQH Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương) cho biết như vậy, sau khi ông có những ý kiến góp ý về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan để xảy ra sai phạm, tham nhũng tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp.
ĐBQH Vũ Trọng Kim. Ảnh: Tin247
Ông Kim nói: "Quản lý không được thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Đúng ra, anh phải từ chức mới đúng, vì cơ quan anh sinh ra quá nhiều vấn đề phức tạp, phiền toái cho dân".
Phân tích sâu hơn về quan điểm trên, vị đại biểu đoàn Hải Dương nhấn mạnh: "Đảng và Chính phủ đã tín nhiệm, phân công, giao nhiệm vụ cho anh làm lãnh đạo của một ngành, một cơ quan, một tổ chức nào đó thì anh phải có trách nhiệm quản lý, kiểm soát cán bộ, nhân viên cấp dưới trực thuộc lĩnh vực, cơ quan, tổ chức mình quản lý.
Là một người lãnh đạo phải nhận thức rõ ràng trách nhiệm của mình trước khi đảm nhận chức vụ, quyền hạn trong tay.
Vì thế, nếu cán bộ, nhân viên hư, để xảy ra sai sót, tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan đó, lĩnh vực đó phải chịu trách nhiệm. Ở đây, chính là chịu trách nhiệm về việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong nội bộ cơ quan mình không tốt, công tác quản lý không tốt. Trách nhiệm này, người đứng đầu không thể chối bỏ", vị đại biểu nói rõ.
Dẫn lại một số vụ việc xảy ra tại Hàn Quốc, Ấn Độ hay New Zealand, ĐB Vũ Trọng Kim cho hay, mọi sai phạm, sai sót xảy ra của cấp dưới đều được cho là do cấp trên "không hoàn thành nhiệm vụ" và như vậy người đứng đầu phải từ chức.
Ví dụ cụ thể tại Ấn Độ, khi một đoàn tàu lửa bị đâm đổ gây tai nạn khủng khiếp khiến nhiều người thiệt mạng, vị Bộ trưởng Giao thông nước họ đã tức thì có đơn từ chức. Rồi chuyện đắm phà tại Hàn Quốc cũng khiến Bộ trưởng Giao thông xứ Kim Chi năm đó tức thì có đơn xin từ chức...
Mới đây nhất, Bộ trưởng Giao thông New Zealand Phil Twyford cũng đã lên tiếng xin lỗi và viết đơn từ chức gửi Thủ tướng Jacinda Ardern sau khi ông thực hiện một cuộc gọi trên máy bay ngay trước thời điểm cất cánh - hành động được cho là vi phạm các quy tắc hàng không dân dụng...
Hay tại Nhật Bản, một chuyến tàu khởi hành chỉ chậm 25 giây đã khiến Công ty đường sắt ở Nhật Bản phải gửi lời xin lỗi tới khách hàng.
Còn tại Việt Nam, người dân chứng kiến hàng chục vụ tai nạn đường sắt liên tiếp chỉ trong thời gian ngắn nhưng vẫn không thấy một lời xin lỗi. Khi yêu cầu xử lý trách nhiệm cũng xử lý "cho có", không ai chịu trách nhiệm cả.
Hay hàng loạt các vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công thương, cùng hàng loạt những dự án được đầu tư sai, đầu tư thua lỗ, gây thất thoát, thiệt hại hàng nhiều nghìn tỷ cho ngân sách nhưng tới nay cũng chưa thấy ai phải nói lời xin lỗi, chưa thấy người đứng đầu nào đứng ra nhận trách nhiệm cả.
Mới đây là những vụ việc của Út trọc, Vũ nhôm, Trịnh Xuân Thanh... dư luận cũng vẫn đang ngóng trông sự quyết tâm của các cơ quan điều tra cũng như vẫn đang chờ đợi thái độ tự giác, lòng tự trọng, ý thức chịu trách nhiệm của những người liên quan.
Quy định về xử lý trách nhiệm của các nước cũng được thể hiện rất rõ ràng. Sai là nhận, sai là chịu trách nhiệm và sai phải từ chức.
Tuyệt đối không có chuyện, cứ sai là đổ lỗi, là hứa hẹn xin sửa chữa nhưng chờ đợi mãi cho tới khi sai phạm cứ nối tiếp sai phạm, tai nạn, chết người vẫn xảy ra, tình hình tham nhũng ngày càng phức tạp... mà vẫn không thấy ai chịu trách nhiệm, ai phải từ chức là không ổn.
Ở đây, tôi cho rằng, ngoài vấn đề về đạo đức công vụ, về ý thức trách nhiệm thì còn phải xem xét những yếu tố lợi ích liên quan đã khiến cán bộ, lãnh đạo dung túng, thậm chí tiếp tay cho cấp dưới làm sai để hưởng lợi. Vì thế, vấn đề trách nhiệm phải kiên quyết làm tới cùng", ông Kim nêu quan điểm.
Người đứng đầu, anh là ai? Bấy lâu nay, chúng ta nói nhiều về trách nhiệm của người đứng đầu một cơ quan, đơn vị… và cũng phải khẳng định rằng, ... |
"Người đứng đầu để tham nhũng phải từ chức đi chứ" ĐB Vũ Trọng Kim cho rằng, người đứng đầu mà không quản lý được, để xảy ra tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm, phải ... |