Giới phân tích tỏ ý nghi ngờ việc hải quân Mỹ không phát hiện được tàu ngầm hạt nhân Nga đến gần căn cứ của lực lượng này.

Sergey Starshinov, chỉ huy biên đội tàu ngầm hạt nhân Nga tại Gadzhiyevo, hôm 17/3 cho biết một tàu ngầm tấn công Đề án 971 Shchuka-B từng tiến sát căn cứ quân sự Mỹ mà không bị bất cứ hệ thống cảnh giới nào phát hiện. Tuy nhiên, tuyên bố này đã làm dấy lên tranh cãi trong giới phân tích quân sự phương Tây, theo Sofrep.

Ông Starshinov khẳng định tàu ngầm Nga vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động và không xâm phạm lãnh hải Mỹ, chỉ hoạt động trong vùng biển quốc tế. Chuyên gia quân sự Alex Hollings cho rằng nếu tuyên bố của Starshinov là chính xác, chiếc Shchuka-B có khả năng xuất hiện chỉ cách bờ biển Mỹ khoảng 12 hải lý.

Tuyên bố của Starshinov được cho là còn nhiều điểm nghi vấn, nhất là khi Bộ Quốc phòng Nga không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh. Quân đội Mỹ cũng không có cách nào để xác nhận hoặc bác bỏ tuyên bố này.

Ngay cả khi phát hiện được tàu ngầm Nga, nhiều khả năng phía Mỹ cũng giữ bí mật thông tin, nhằm tránh để lộ phương án nhận dạng và đối phó. Lầu Năm Góc khó lòng tiết lộ công nghệ phát hiện tàu ngầm, nhất là khi chiếc Shchuka-B vẫn hoạt động ở vùng biển quốc tế và tuân thủ quyền tự do hàng hải.

Giới phân tích nhận định có hai khả năng trong vụ này. Đầu tiên là tàu ngầm Nga đã thành công trong việc áp sát căn cứ quân sự Mỹ mà không bị phát hiện, sẵn sàng tung đòn đánh bất ngờ khi cần thiết. Shchuka-B là một trong những lớp tàu ngầm hiện đại và có độ ồn thấp nhất của Nga, khiến nó phù hợp với nhiệm vụ bí mật như vậy.

tranh cai ve tuyen bo tau ngam hat nhan nga ap sat can cu hai quan my
Một tàu ngầm lớp Shchuka-B trở về căn cứ. Ảnh: Livejournal.

Điều này cho thấy sự thất bại của hàng loạt biện pháp theo dõi tàu ngầm do Mỹ phát triển, gồm Cảm biến sinh vật sống trong lòng biển (PALS) hay Chương trình tàu săn ngầm không người lái (ACTUV), cũng như Hệ thống trinh sát âm thanh (SOSUS) đặt trên Đại Tây Dương.

Khả năng thứ hai là vụ áp sát căn cứ hải quân Mỹ chưa hề diễn ra và đây chỉ là đòn gió do Nga tung ra. Sự việc tàu ngầm Shchuka-B áp sát bờ biển Mỹ được công bố không lâu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố một loại siêu vũ khí chiến lược thế hệ mới, bao gồm cả ngư lôi hủy diệt nằm trong dự án Status-6. Tuyên bố tàu ngầm áp sát căn cứ Mỹ mà không bị phát hiện dường như là một động thái tuyên truyền để nhấn mạnh uy lực hải quân Nga dưới thời ông Putin.

Dù tuyên bố của Nga còn gây nhiều nghi vấn, tàu ngầm nước này luôn là mối đe dọa hiện hữu với Mỹ. Qua vụ này, nhiều khả năng quân đội Nga đã gửi thông điệp rất cụ thể rằng Mỹ vẫn là mục tiêu tiềm tàng của lực lượng hạt nhân Nga, chuyên gia Hollings nhấn mạnh.

tranh cai ve tuyen bo tau ngam hat nhan nga ap sat can cu hai quan my Tàu ngầm Nga đến gần bờ biển Mỹ “mà không bị phát hiện”

Một kênh truyền hình của quân đội Nga mới đây tiết lộ các tàu ngầm hạt nhân của họ đã bí mật tiến đến bờ ...

tranh cai ve tuyen bo tau ngam hat nhan nga ap sat can cu hai quan my Vì sao tàu Nga do thám căn cứ tàu ngầm Mỹ?

Một tàu do thám Nga bị phát hiện hướng tới bờ biển phía đông của Mỹ trong vài tuần qua, và mới đây đã tiến ...

/ VnExpress