Trước nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây ra nhiều cái chết thương tâm và gây thương tích cho người tham gia giao thông, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt để ngăn chặn. Tuy nhiên, cần giải quyết vấn đề từ gốc, đó là sự vô cảm, vô trách nhiệm của người dân.

trau bo tha rong tren quoc lo nhung cai chet tu su vo cam

Chia sẻ

Trâu thả rông trên QL 8A đi qua Hà Tĩnh. Ảnh: QT

10 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3 người và hơn 30 con trâu bò; trong đó có 50 vụ trên đường bộ (chủ yếu trên Quốc lộ 1 đoạn qua các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh) và 15 vụ trên đường sắt (qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ).

Ngoài ra, tình trạng trâu bò thả rông, phóng uế, đi lại thành đàn che kín hết quốc lộ diễn ra khá thường xuyên trên nhiều tuyến đường, gây ách tắc giao thông, bức xúc cho người đi đường.

Trước thực trạng nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành công điện, yêu cầu mở đợt cao điểm, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gắn với trách nhiệm cụ thể từng địa phương. Nhiều địa phương đã ra quân xử lý quyết liệt như TX Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Can Lộc....

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nếu không giải quyết tận gốc vấn đề, thì nguy cơ tai nạn, ách tắc giao thông vẫn còn.

Đó là sự cẩu thả, vô trách nhiệm, nếu không nói là vô cảm của một số người dân chăn nuôi trâu, bò. Họ nuôi trâu, bò nhưng không bám sát, chăn dắt, mà thả rông vô tội vạ, để mặc cho trâu bò đi lại tự do, gây nên nhiều hậu quả khôn lường.

Nhiều trường hợp, họ thả trâu bò qua đêm, chỉ một người chăn dắt vài chục con trâu, bò, nên không thể quản lý được.

Khi có sự việc xảy ra, chủ trâu, bò thường có xu hướng “bắt vạ” tài xế, với quan điểm không cần biết đúng sai, xe tông vào trâu, bò thì phải đền. Nhiều tài xế do đất khách quê người, trước sức ép, thậm chí đe dọa của đám đông, đành bấm bụng chịu thiệt, chi tiền để được đi.

Vì vậy, đã thành lệ, hễ trâu bò bị xe cộ tông, là chủ gia súc yêu cầu bồi thường, thậm chí còn có tư duy bắt ép tài xế, đòi giá cao so với thực tế.

Buông lỏng quản lý, chế tài xử phạt không nghiêm, cách hành xử “phép vua thua lệ làng” đã tạo nên một nếp ứng xử tùy tiện, vô cảm, bất chấp sự an toàn của người khác.

Chúng ta chia sẻ với những khó khăn của người nông dân, nhưng không thể chấp nhận những hành vi của họ, nếu phương hại đến lợi ích của người khác, như phơi lúa, rơm rạ, để trâu bò thả rông giữa lòng đường.

Nếu không có chế tài nghiêm khắc để xử lý, thì chẳng khác nào dung túng cho những hành vi phạm pháp.

trau bo tha rong tren quoc lo nhung cai chet tu su vo cam Vô cảm trước xe cấp cứu

Xe cấp cứu luồn lách đủ kiểu để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện; vậy mà nhiều người đi đường hầu như \'vô ...

trau bo tha rong tren quoc lo nhung cai chet tu su vo cam Giáo viên mắc bệnh bị luân chuyển: \'Vô cảm\' và \'phản cảm\' !

Theo đề án thì, người mắc bệnh nặng sẽ được tạm hoãn luân chuyển. Nhưng một lãnh đạo huyện Hưng Nguyên cho rằng \'không có ...

trau bo tha rong tren quoc lo nhung cai chet tu su vo cam Ông thứ trưởng phát biểu vô cảm

Không đi vào đường tránh nhưng các xe vẫn phải nộp phí cho trạm thu phí Cai Lậy. Điều lạ là Thứ trưởng Bộ Giao ...

/ https://laodong.vn