Con đường phát triển loại sợi vinalon đã hé lộ phần nào lịch sử của Bình Nhưỡng

Tại Triều Tiên, nơi thời tiết mùa đông lạnh giá và nền kinh tế không thể sản xuất đủ lượng cotton hoặc len cần thiết để may quần áo, loại sợi tổng hợp được làm ra từ ni-lông được vinh danh là phát minh cách mạng.

Thiếu thốn nguyên liệu

Loại sợi này được biết đến bên ngoài Triều Tiên là vinylon. Tuy nhiên, nhà sáng lập nước này, cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, đã sử dụng cái tên "vinalon" và ra lệnh sản xuất nó để may quần áo cho người dân. Sự thăng trầm của vinalon hé lộ nhiều chi tiết về lịch sử của chính đất nước Triều Tiên.

Vinalon được phát triển lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1939, với sự đóng góp của nhà khoa học Triều Tiên Ri Sung-gi. Sáng chế của ông Ri ban đầu chỉ là những tinh thể cứng màu trắng giống muối biển nhưng có thể kéo dài thành sợi và có kết cấu như bông. Loại sợi này rất cứng và khó nhuộm nhưng lại bền. Tuy nhiên, 2 cuộc chiến tranh sau đó - Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên - đã gián đoạn nỗ lực phát triển loại sợi này của ông Ri.

Đến năm 1953, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, ông Ri đề nghị phát triển sợi vinalon tại Hàn Quốc nhưng nước này lại tỏ ra không mấy quan tâm. Sau đó, ông chạy sang Triều Tiên. Các công ty sản xuất vinylon ở Nhật Bản và Trung Quốc đều sử dụng dầu mỏ làm nguyên liệu chính nhưng Triều Tiên không có trữ lượng dầu mỏ. Thay vào đó, Bình Nhưỡng sản xuất vinalon từ 2 loại nguyên liệu dồi dào ở nước này: than đá và đá vôi.

trieu tien san xuat vai tu da

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đến thăm khu phức hợp vinalon 8 Tháng 2 ở Hamhung. Ảnh: REUTERS

Khi còn bị Nhật Bản kiểm soát, Triều Tiên nhận được nhiều đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nặng hơn so với Hàn Quốc và có nguồn năng lượng dồi dào. Dù vậy, sau chiến tranh Triều Tiên, nước này lại thiếu áo ấm cho người dân nhưng Liên Xô không thể hỗ trợ vải cotton. Sau khi ông Ri chứng minh có thể tạo ra vinalon trong phòng thí nghiệm, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành lập tức xem đây là công cụ chính trị.

Ngày 6-5-1961, nhà máy vinalon được khánh thành ở TP Hamhung, tỉnh Nam Hamgyong với sản lượng ước tính 10.000 tấn vinalon/năm. Ông Kim Nhật Thành nói với các đồng minh rằng nước này sẽ sớm sản xuất được 300 triệu m vải/năm.

Vào đầu những năm 1960, nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), trong giai đoạn 1956-1971, Triều Tiên sản xuất nhiều hơn Hàn Quốc 7 triệu m vải. Trong khoảng thời gian này, sản lượng cá, than đá, quặng sắt, thép, xi măng, phân hóa học, máy kéo của Triều Tiên cũng vượt nước láng giềng này.

Biểu tượng của độc lập

Người Triều Tiên gọi vinalon là "vua của các loại vải", đồng thời xem đây là biểu tượng cho sự độc lập và thành công của đất nước. Nhưng trên thực tế, loại vải này không đủ giữ ấm cho người dân. Một vấn đề nữa là Triều Tiên không có trữ lượng dầu mỏ để sản xuất vinalon hoặc cung cấp điện cho các nhà máy và Bình Nhưỡng phải phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Liên Xô.

Để có thể tiếp tục sản xuất vải từ đá vôi, Triều Tiên cần phát triển năng lượng hạt nhân. Trong nhiều năm, quốc gia này đã yêu cầu sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng các nhà máy hạt nhân nhưng chỉ được hỗ trợ cho một cơ sở điện hạt nhân. Năm 1967, ông Ri trở thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử ở Yongbyon, nơi hiện đặt lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ.

Nhà máy ở Hamhung sau đó được mở rộng để sản xuất thêm canxi cacbua, loại hợp chất than đá và đá vôi tương tự như nguyên liệu sản xuất vinalon. Những người đào tẩu từ Hamhung tiết lộ với hãng tin Reuters rằng các hợp chất này có thể được dùng để chế tạo vũ khí hóa học. Gần đây hơn, các chuyên gia về vũ khí tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middleburry (Mỹ) tố nhà máy vinalon của Triều Tiên có thể được sử dụng để giúp sản xuất nhiên liệu rốc-két cho các vụ thử tên lửa. Các nhà khoa học nhận định cả 2 ứng dụng trên đều khả dĩ về mặt kỹ thuật nhưng vẫn chưa được chứng minh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống của người dân Triều Tiên. Quốc gia láng giềng này xuất khẩu sang Bình Nhưỡng hàng trăm ngàn tấn vải và quần áo, theo dữ liệu hải quan. Ngày 8-7-1994, ông Kim Nhật Thành từ trần và con trai ông, Kim Jong-il, lên nắm quyền. Một năm sau đó, Triều Tiên buộc phải kêu gọi cứu trợ nhân đạo. Nhà máy Hamhung bị thiệt hại sau một trận lũ lụt và không thể tiếp tục sản xuất.

Không có việc làm, người dân ở TP Hamhung phải sử dụng vinalon để trao đổi hàng hóa thiết yếu. Theo lời những người đào tẩu, có người lấy phụ tùng máy móc, niken tinh khiết, dây đồng, ống dẫn tại nhà máy đem bán ở thị trường chợ đen. Đến năm 1996, nhà phát minh vinalon qua đời và loại sợi này bị chìm vào quên lãng. Dù vậy, 4 năm sau đó, ông Kim Jong-il cho mở lại khu phức hợp vinalon 8 Tháng 2 trước khi qua đời năm 2011. Thay cha nắm quyền từ năm 2012, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra những chính sách đổi mới kinh tế.

Ngày nay, thay vì sản xuất vinalon, nhiều người Triều Tiên may trang phục cho Trung Quốc. Dù vậy, Bình Nhưỡng tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục sản xuất loại sợi này. Trong bài phát biểu mừng năm mới 2017, ông Kim Jong-un công bố kế hoạch cải tổ khu phức hợp vinalon, mở ra hy vọng loại sợi được làm từ đá này sẽ được hồi sinh.

trieu tien san xuat vai tu da Mỹ, Hàn Quốc sẽ nối lại tập trận chung, bất chấp cảnh báo từ Triều Tiên

Hàn Quốc xác nhận binh sĩ nước này sẽ tập trận chung với Mỹ để phát triển một kế hoạch tác chiến đối phó mối ...

trieu tien san xuat vai tu da Mỹ dùng giải pháp \'cây gậy\' buộc Triều Tiên quay lại đàm phán

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết đang "lắng nghe và chờ đợi" Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt ...

/ http://nld.com.vn