Năm 2012, kết quả thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Có tới ngót 600 tỉ đồng mà EVN đầu tư cho biệt thự, bể bơi, sân tennis được nhét trong các dự án nguồn điện để hạch toán vào giá thành điện. Nhưng trong giá thành điện bổ đầu dân, không chỉ có bể bơi, sân tennis...
Năm 2012, kết quả thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Có tới ngót 600 tỉ đồng mà EVN đầu tư cho biệt thự, bể bơi, sân tennis được nhét trong các dự án nguồn điện để hạch toán vào giá thành điện. Nhưng trong giá thành điện bổ đầu dân, không chỉ có bể bơi, sân tennis...
Thời điểm đó, trong 121.000 tỉ đầu tư ngoài ngành vào ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán..., ngành điện giống như đi buôn ngược khi lỗ tới 2.195 tỉ đồng.
Ngay đối với việc đầu tư vào EVN Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, dù EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng nhưng khoản lỗ tại EVN Telecom lên đến gần 3.000 tỉ đồng. Và theo Thanh tra Chính phủ, đã “dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư”.
Và, như chúng ta vẫn nghe quen, trong 9 lần tăng giá điện trong 10 năm qua, một trong những lý do chính là EVN “đang lỗ”. Lỗ vì tỉ giá, lỗ vì phải neo giá điện để đảm bảo các chỉ số lạm phát, nhưng cũng không thể không nói đến những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành. Và việc tăng giá điện để bù lỗ, thực chất là EVN đang bắt người tiêu dùng điện phải “chịu trách nhiệm” cho những rủi ro và thua lỗ trong kinh doanh của mình.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong văn bản kiến nghị làm rõ “các chi phí khác” trong giá thành điện, từng nêu ví dụ về các cuộc tranh luận “chi phí nào được tính vào giá điện. Ví dụ, chi phí cho Tạp chí Điện lực có được tính vào giá điện hay không?”, có hợp lý không?
Chưa kể rằng, trong cấu thành giá thành điện do chính EVN tính toán, bao gồm cả chi phí tuyên truyền tiết kiệm điện với chi phí 2016: 331 tỉ đồng. 2017: 488 tỉ đồng, tăng 47%. Công tác tuyên truyền này có hiệu quả thế nào hay chỉ là việc giải ngân thuần túy? Chính VCCI cũng nhận xét là “hiệu quả của công tác này hiện chưa thực sự rõ ràng”.
Tháng 5.2018, cử tri ở hàng loạt các địa phương Đồng Nai, Vĩnh Long, Bạc Liêu... đã đồng loạt gửi kiến nghị tới ngành tài chính, yêu cầu bỏ thuế VAT ra khỏi giá điện sinh hoạt.
Theo luật giá, điện và xăng dầu… là hàng hoá thuộc diện “bình ổn giá”, để ổn định dân sinh, nhưng thuế VAT 10% vẫn được tính đều trên hóa đơn tiền điện, kể cả đối với những hộ nghèo. VAT, bản chất là thuế lũy thoái, theo từ điển kinh tế học, là hệ thống thuế trong đó thuế tăng khi thu nhập giảm, khiến một người càng nghèo, càng phải gánh nặng thuế má.
Đáng lẽ ra những yếu tố phi lý đang được tính trong giá điện phải được loại bỏ để giảm giá thành, đáng lẽ nên miễn thuế VAT giá điện sinh hoạt, ngõ hầu giảm gánh nặng quá lớn lên người dân cũng như nền kinh tế chứ không thể giấu giếm bằng cách đề xuất “đóng dấu mật” vào giá điện.
Giá điện bình quân tăng: Ai là người được hưởng lợi? EVN cần phải báo cáo minh bạch mọi chi tiết liên quan đến giá điện bình quân, như giá thành, chi phí sản xuất, các ... |
Chưa hết sốc vì giá điện, dân mạng 'ngất' vì xăng tiếp tục tăng gần 1.000 đồng/lít Dân mạng 'sốc toàn tập' bởi cơn 'tăng xông' vì giá điện chưa kịp hạ, nay lại đối mặt giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít. ... |
Yêu cầu Bộ Công Thương đánh giá tác động của tăng giá điện Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của việc tăng ... |