Lần lượt trong hai ngày 21 và 23.11, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đã thông báo bắt và điều tra Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lỗ Vĩ và Phó chủ tịch tỉnh Liêu Ninh Lưu Cường do những ông này vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đây là hai
Lỗ Vĩ (phải) và Lưu Cường, hai quan tham bị bắt trong ngày 21 và 23.11 - Ảnh: Baidu |
Thông tin ông Lưu Cường bị bắt điều tra được CCDI công bố vào chiều 23.11. Ông Lưu năm nay 64 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học đã công tác tại thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Đến tháng 1.2013, ông trở thành Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.
Trước đó vào ngày 21.11, CCDI thông báo đã bắt điều tra ông Lỗ Vĩ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan quản lý thông tin truyền thông quyền lực nhất của Trung Quốc.
Một ngày sau khi Lỗ Vĩ bị bắt, Văn phòng Quản lý thông tin mạng internet quốc gia Trung Quốc (CAC), cơ quan cũ của ông Lỗ, đã tổ chức một cuộc họp đảng ủy “rút kinh nghiệm từ án tham nhũng” của ông Lỗ. Lỗ Vĩ từng là người lãnh đạo CAC từ tháng 4.2013 đến tháng 6.2016
Theo CAC, ông Lỗ là “kẻ hai mặt điển hình, làm môi trường chính trị bị hủy hoại nghiêm trọng”. “Lỗ Vĩ không thể là đại diện của CAC. Ông ấy phá hoại hình ảnh của tổ chức; vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực kỳ xấu”, CAC tuyên bố.
CAC khẳng định “sẽ rút kinh nghiệm từ bài học của Lỗ Vĩ”, quyết tâm nâng cao ý thức chính trị của cán bộ và tẩy sạch ảnh hưởng xấu của Lỗ Vĩ trong tổ chức.
Trang tin Sina cho biết Lưu Cương và Lỗ Vĩ chính là hai quan tham đầu tiên bị “ngã ngựa” sau Đại hội 19. Vụ việc của Lưu và Lỗ chứng tỏ cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2012 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông.
Sina nhận định sau 5 năm chống tham nhũng, một bộ phận quan chức có suy nghĩ rằng thời gian tới chiến dịch này sẽ được giảm bớt hay tạm dừng. Với quan điểm ấy, họ lại bắt đầu thực hiện nhiều hành vi sai trái, gây ra phản ứng mạnh trong người dân. Vì vậy, hành động liên tiếp bắt điều tra cán bộ cấp cao mang ý nghĩa quan trọng, có tác dụng dập tắt quan điểm xem thường chống tham nhũng nổi lên thời gian qua.
Đồng thời, theo Sina, “ba ngày đánh hai hổ” là dấu ấn đầu tiên của CCDI dưới sự lãnh đạo của tân Bí thư Triệu Lạc Tế, người được kỳ vọng sẽ đạt được những thành tựu chống tham nhũng đáng kể như người tiền nhiệm Vương Kỳ Sơn.
Vì sao Trung Quốc lắp hàng triệu camera theo dõi người dân? Camera có AI lắp đặt khắp mọi nơi, định danh mọi thứ trên đường phố, công dân bị theo dõi và đánh giá hạnh kiểm. ... |
Trung Quốc đang bơm \'núi tiền\' vào nền kinh tế Trung Quốc gần đây bơm ra cả trăm tỷ USD để cải thiện tâm lý thị trường, khi nước này đang chật vật cân bằng ... |
1,5 triệu người và cuộc chiến \'bát cơm sắt\' tại Trung Quốc "Bát cơm sắt", cụm từ chỉ công việc ở cơ quan nhà nước, vẫn luôn là mơ ước của nhiều người Trung Quốc và số ... |
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/trung-quoc-bat-lien-tiep-hai-ho-lon-sau-dai-hoi-19-76575.html